Phòng Bệnh Sốt Sữa Ở Dê
Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và phốtpho trong thời gian dài nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa.
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa - thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh.
Triệu chứng
Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38 độ C, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.
Điều trị
Nếu bệnh mới phát, có thể tiêm ven chậm 15-30ml/ngày (dung dịch canxi clorua CaCl2 10% hoặc 50-100ml/ngày, dung dịch Calcium gluconate 30%, tiêm 3 ngày liền).
Phòng bệnh
Thường xuyên treo tảng khoáng, muối (70% bột khoáng canxi, phốtpho; 15% muối và 15% xi măng) trên vách chuồng để dê liếm. Ngoài ra, cần bổ sung canxi, phốtpho vào khẩu phần của dê cái có chửa để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.v
Có thể bạn quan tâm
Khi nuôi dê cần biết, thông thường sau khi sinh dê mẹ sẽ liếm dê con giúp làm ấm dê con, khích thích sự hô hấp và sự tuần hoàn máu ra ngoài da.
Loài dê sản sinh ra một loại protein như tơ nhện trong sữa có thể giúp các nhà nghiên cứu thu được lượng tơ lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã nghiên cứu sự hồi phục của vi khuẩn Mycoplasma agalactiae trong tai của dê bị nhiễm qua tuyến vú.
Ngày 18/9, các nhà khoa học cho biết các loại thuốc sử dụng trong chăn nuôi nhằm tăng trọng lượng cho gia súc, gia cầm và ngăn ngừa dịch bệnh có thể làm xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, chính nhờ những đặc tính đó mà một số hộ dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư và thoát nghèo