Bệnh Sốt Sữa Của Dê (Milk Fever)

Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và phôtpho trong thời gian dài nên chúng bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa.
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa - thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và photpho so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh.
Triệu chứng
Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dê dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy nổi. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38oC, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.
Điều trị
Nếu bệnh mới phát, bạn có thể tiêm ven chậm 15-3ml/ngày (dung dịch canxi clorua (CaCl2) 10%, hoặc 50-100ml/ngày dung dịch Calcium gluconate 30% trong 3 ngày liền.
Phòng bệnh
Bạn thường xuyên treo tảng khoáng, muối (70% bột khoáng canxi, phôtpho; 15% muối và 15% xi măng) trên vách chuồng để dê liếm. Ngoài ra cần bổ sung canxi, phôtpho vào khẩu phần của dê cái có chửa để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
Có thể bạn quan tâm

Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi cần phải thực hiện đúng cách.

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê.

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.

Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho dê phát triển tốt, điều cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại.