Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây
Ngày đăng: 23/11/2011

Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây.

Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây. 

ở Việt Nam ta, gà Tây đã được nuôi từ lâu, nhưng những hiểu biết và đầu tư cho chăn nuôi gà Tây hãy còn nhiều hạn chế, nhất là kỹ thuật chăn nuôi gà Tây theo lối chăn thả tự nhiên, nên tỷ lệ nuôi sống thấp, chỉ khoảng 20 - 30% ... Nếu đầu tư chăn nuôi theo lối công nghiệp (giai đoạn gà con được úm đúng kỹ thuật), thì tỷ lệ nuôi sống có thể tăng lên 70 - 80%. Đó là một trong những bí quyết thành công trong chăn nuôi gà Tây: Chúng tôi xin giới thiệu để bạn tham khả

1 . Tháng thứ nhất:

Chuồng nuôi: Nuôi lồng hoặc nuôi nền.

Mật độ: Tuần thứ 1, 2: 50 con/ m2. Tuần thứ 3, 4: 25 con/m2.

Nhiệt độ úm: Có thể úm bằng đèn dầu hoặc đèn điện nhưng phải đủ nhiệt  cho gà ấm. Tuần thứ nhất từ 33 - 350C sau đó giảm dần, mỗi tuần 30C, đến  tuần thứ tư, nhiệt độ bình thường (không cần úm nữa)

Thức ăn: Yêu cầu về dinh dưỡng: Protein thô 22%, năng lượng trao đổi  2800 - 3000 kcal/kg con. Tập cho gà Tây ăn thêm thức ăn thô xanh.

Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà uống tự do.

Phòng bệnh: Phòng bệnh cho gà Tây bằng vaccin và hóa dược theo hướng  dẫn của nhà sản xuất.

2. Tháng thứ 2: Nuôi chuồng và tập thả vườn từ từ để gà không bị Stress.  Tăng dần khẩu phần thức  ăn thô xanh lên.

3. Tháng thứ 3: Nuôi thả vườn. Gà Tây có khả năng sử dụng tốt thức ăn thô  xanh, cho nên cần cho gà Tây ăn nhiều thức ăn thô xanh. Nuôi gà Tây thả vườn "đúng nghĩa" năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Thị trường tiêu thụ thịt gà Tây hãy còn nhiều hạn chế do người Việt Nam chưa quen dùng, công nghiệp chế biến thịt gà Tây chưa phát triển? cho nên chăn nuôi gà Tây chưa phát triển được. Vì vậy, bạn chưa nên phát triển trang trại lớn để nuôi gà Tây.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù) Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)

Bệnh Niu-cát-xơn (hay còn gọi bệnh gà gù) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà, bệnh thường xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc giao mùa.

08/05/2017
An toàn sinh học phòng bệnh cúm gia cầm cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ (phần 1) An toàn sinh học phòng bệnh cúm gia cầm cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ (phần 1)

Bài viết nhằm chia xẻ với bà con chăn nuôi đặc biệt đối với các nông hộ chăn nuôi nhỏ cách thức về chăn nuôi an toàn sinh học để phòng, chống bệnh cúm gia cầm

09/05/2017
An toàn sinh học phòng bệnh cúm gia cầm cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ (phần 2) An toàn sinh học phòng bệnh cúm gia cầm cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ (phần 2)

Đó là tình trạng nguy cơ cao! Phải nghĩ rằng bệnh cúm gia cầm có thể đang ở rất gần!

09/05/2017
Dịch cúm gia cầm nguy cơ tái phát và biện pháp phòng ngừa Dịch cúm gia cầm nguy cơ tái phát và biện pháp phòng ngừa

Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm đang đe dọa, để bảo vệ đàn gia cầm, Chi cục Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

09/05/2017
Nhiều nông hộ áp dụng thành công mô hình nuôi gà an toàn sinh học bằng đệm lót sinh thái Nhiều nông hộ áp dụng thành công mô hình nuôi gà an toàn sinh học bằng đệm lót sinh thái

Để phát triển đàn gà hiệu quả, nhiều hộ nông dân ở huyện Mỏ Cày Nam áp dụng quy trình đệm lót sinh thái trong nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

10/05/2017