Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ thuật chăm sóc cây màu vụ đông

Kỹ thuật chăm sóc cây màu vụ đông
Publish date: Tuesday. November 10th, 2015

Để các loại cây rau màu vụ đông sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, bà con cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Cây ngô:

* Đối với diện tích ngô áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu:

- Để hạn chế ảnh hưởng xấu của những trận mưa lớn đầu vụ, sau khi trồng ngô xong cần làm rãnh thoát nước, cứ 2 - 3 hàng ngô đào một rãnh với kích thước rộng 25 - 30cm, sâu 25cm để khi gặp mưa to không bị ngập úng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

- Xới xáo nhẹ mặt luống để đất xốp thoáng, thuận lợi cho quá trình bón phân và giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

* Đối với diện tích ngô trước khi trồng mới chỉ bón lót phân chuồng mà chưa bón phân lân, cần tập trung bón bổ sung ngay khi ngô được 3 - 5 lá với lượng 15 -18kg/sào.

- Cách bón như sau: Ngâm supe lân với nước giải hoặc nước phân chuồng ít nhất trong một tuần, sau đó pha loãng hỗn hợp phân với nước theo tỷ lệ 2 phần phân/100 phần nước tưới cho ngô để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và lân dễ tiêu cho ngô, phòng bệnh huyết dụ chân chì. Tưới 2 - 3 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

- Bón thúc cho ngô: Với diện tích 1 sào cần bón 12kg đạm + 6 - 8kg kali, bón làm 3 lần theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây:

+ Lần 1: Khi ngô được 3 - 5 lá, bón 3 - 4kg đạm + 2 - 3kg kali. Bón cách gốc 3 - 5cm, lấp đất kín phân hoặc có thể hoà cùng với hỗn hợp phân lân ngâm nước giải để tưới.

+ Lần 2: Khi ngô có 7 - 9 lá, bón 3 - 4kg đạm + 2 - 3kg kali. Bón cách gốc 3 - 5cm kết hợp xới xáo lấp đất kín phân.

+ Lần 3: Giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ cờ 10 - 15 ngày) bón 3 - 4kg đạm + 2 - 3kg kali. Bón cách gốc 3 - 5cm kết hợp vun xới lấp đất kín phân, tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.

- Với ngô trồng trên đất ruộng ướt bà con cũng bón phân và chăm sóc như trên. Sau mỗi lần bón phân vét bùn dưới rãnh phủ lên gốc và luống ngô để tăng hiệu quả phân bón đồng thời hạn chế cỏ dại.

2. Cây khoai lang:

- Bấm ngọn: Khi thân chính dài khoảng 40 - 50cm, bà con nên tiến hành bấm ngọn để hạn chế sự vươn dài của thân chính, tăng nhanh sự phân cành, làm cho thân lá phát triển sớm. Dùng tay ngắt đầu ngọn khoai lang một đoạn ngắn 1 - 2cm.

- Nhấc dây: Nhấc dây có tác dụng làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng cho củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.

- Làm cỏ, vun xới kết hợp cùng các lần bón thúc.

- Tưới nước: Độ ẩm đất thích hợp với khoai lang từ 70 - 80%, sau trồng cần tưới nước giữ ẩm để thuận lợi cho quá trình bén rễ hồi xanh và tập trung tưới nước vào thời kỳ cuối để thuận lợi cho sự phát triển của củ. Cho nước vào ruộng ngập 1/3 - 1/2 luống, để qua một đêm cho nước ngấm vào luống khoai, sáng hôm sau rút cạn nước còn lại trên rãnh luống.

3. Cây cà chua:

- Cà chua rất cần nước vào các giai đoạn ra quả rộ và giai đoạn quả phát triển mạnh, vì vậy, ở những giai đoạn này, bà con nên tưới nước đầy đủ để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Có thể áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc dùng ô doa để tưới.

- Bón thúc: Cà chua cần bón thúc 4 - 5 lần vào các thời kỳ quan trọng là khi cây bén rễ hồi xanh, ra nụ, ra quả rộ. Lượng phân thúc tăng dần theo các giai đoạn phát triển của cây. Bón tập trung nhất là lúc ra hoa và quả đang phát triển, sau đó, mỗi lần thu hoạch lại bón thúc 1 lần cho cây trẻ lâu và quả đẹp mã.

- Xới xáo: Sau trồng 7 - 10 ngày cần xới phá váng, sau đó 2 - 3 tuần xới lần 2 kết hợp vun tạo điều kiện cho cây ra rễ phụ, thường xuyên giữ sạch cỏ dại và tạo sự thông thoáng để hạn chế sâu bệnh hại.

4. Cây rau:

- Để rau phát triển tốt, cho năng suất cao, an toàn với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường, bà con cần thường xuyên xới xáo làm cỏ, vun gốc cho rau đặc biệt là sau những trận mưa rào làm cho đất bị bí chặt.

- Tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới rãnh vào thời kỳ phát triển thân, lá.

* Lưu ý:

- Không dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần được ủ thật hoai mục.

- Tưới bằng nước sạch, không dùng nước ao tù đọng, nước cống rãnh, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau.

- Bón thúc phân định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau.

+ Đối với rau cải bẹ, cải ngọt thời gian sinh trưởng ngắn, vì vậy, lượng phân bón ít hơn.

+ Các loại cải bắp, súp lơ, cải bao… lượng bón nhiều hơn.

Bên cạnh việc bón phân, chăm sóc bảo đảm theo yêu cầu, bà con cần thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu, bệnh hại rau màu để có biện pháp xử lý kịp thời;

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, trong những trường hợp bất khả kháng, phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì bà con nên chọn những loại thuốc trừ sâu dạng sinh học hoặc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thời gian phân huỷ nhanh và bảo đảm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn trên bao bì và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành bảo vệ thực vật.


Related news

Tăng Cường Quản Lý Để Phát Triển Bền Vững Tăng Cường Quản Lý Để Phát Triển Bền Vững

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Wednesday. October 30th, 2013
Nuôi Chim Trĩ, Mô Hình Đầy Triển Vọng Ở Quảng Ngãi Nuôi Chim Trĩ, Mô Hình Đầy Triển Vọng Ở Quảng Ngãi

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Wednesday. April 10th, 2013
Thực Trạng Liên Kết Sản Xuất Trong Ngành Hàng Cá Tra Thực Trạng Liên Kết Sản Xuất Trong Ngành Hàng Cá Tra

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Wednesday. October 30th, 2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Chuối Cấy Mô Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Chuối Cấy Mô

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Thursday. April 11th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thursday. April 11th, 2013