Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây điều

Kỹ Thuật Canh Tác Cây Điều

Kỹ Thuật Canh Tác Cây Điều
Ngày đăng: 24/01/2011

I./ Giới thiệu

Tên khoa học: Anacardium occidentale L.

Họ: Anacardinaceae.

Bộ: Rutales.

Điều còn có tên đào lộn hột, là cây nhiệt đới có nguồn gốc xuất xứ từ Brasil, đến thế kỷ 16 được người Bồ Đào Nha đưa vào trồng ở Ấn Độ và Mozambique với mục đích che phủ đất, chống xói mòn cho vùng đất dọc duyên hải, đến thế kỷ 19 thì được phát triển trồng rộng rãi nhưng vẫn là cây che đất.

Sau đó cây điều đã được phát triển trồng ở nhiều nước trên thế giới gồm Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin và trở thành loại cây cho hạt nhân buôn bán càng lúc càng rộng rãi trên thế giới. Tại Châu Á điều từ Ấn Độ phát triển sang các nước Indonesia và Đông Nam Á.

Cây điều được du nhập trồng tại Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ khoảng 80 năm và hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và các tỉnh dọc theo duyên hải Miền trung

Là loại cây nhiệt đới thích nghi rộng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sét, thịt, cát, đất bạc màu đến đất có nhiều sỏi đá, do đó điều có tiềm năng phát triển trên nhiều vùng trồng khác nhau ở các tỉnh phía Nam. Không cần phải đầu tư nhiều nên là cây thích hợp để cải thiện kinh tế cho nông hộ nghèo.

Điều có nguồn dinh dưỡng cao, thích hợp cho khẩu vị nhiều người, hạt điều còn được chế biến thành nhiều loại thức ăn khác nhau. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt điều cho thấy chứa 785 calorie, 21 % protein, 64 % acid béo no và không no, 41 % chất đường bột và nhiều chất khoáng và vitamin khác nhau, đặc biệt giàu Calcie, sắt và phospho.

II./ Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều

Tình hình sản xuất điều: Là loại cây cho hạt ăn được xếp đứng hạng 3 trên thế giới, với sản lượng chiếm khoảng 2 triệu tấn/ năm, xuất khẩu hạt điều đạt khoảng 1,2 triệu tấn. Được trồng chủ yếu ở 3 vùng trên thế giới là Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Ấn Độ và Brazil là nước sản xuất điều quan trọng chiếm thị phần xuất khẩu 60 % và 31 % lượng xuất khẩu trên thế giới.

Giữa thập niên 70 Châu Á trở thành khu vực dẩn đầu sản xuất điều trên thế giới, hiện nay chiếm hơn 50% tổng sản lượng điều hàng năm, Aán Độ là nước có sản lượng cao nhất chiếm 40% sản lượng xuất khẩu trên thế giới và chiếm 80 - 90% ở khu vực Châu Á. Việt Nam và Indonesia bắt đầu nổi lên là những nước phát triển sản suất điều từ sau năm 1990 đến nay, kế đến là Thái Lan, Malaixia và Srilanka...

Sản xuất điều ở Việt Nam phát triển nhanh hơn thập niên qua, chiếm khoảng 6% sản lượng của khu vực Châu Á, và trở thành nước đứng hàng thứ 3 trong sản xuất điều ở Châu Á sau Ấn Độ và Indonesia. Trước kia Việt Nam xuất khẩu hạt điều thô cho Ấn Độ để chế biến, nhưng sau đó ngành chế biến hạt phát triển với nhu cầu cho hạt thô hiện nay khoảng 220.000 tấn hạt/năm. Do đó hàng năm để phục vụ cho các nhà máy chế biến, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu hạt điều thô từ các nước Châu Phi và Đông Nam Á.

Tình hình tiêu thụ hạt điều: Hạt điều chế biến là sản phẩm chính của điều, do có hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao, nên là thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ hạt điều gia tăng nhanh hơn thập niên qua. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới chiếm hơn 50% sản lượng, kế đến là các nước EU và Nhật.

III./ Đặc điểm thực vật cây điều

Là cây vùng nhiệt đới, cây lâu năm có chiều cao trong điều kiện tự nhiên khoảng 12m, tán rộng đến 25 m. Thích ứng rộng trong điều kiện khắc nhiệt khác nhau, cây có thể phát triển ở nhiệt độ cao và hạn chế ở nhiệt độ thấp, vùng nhiệt đới có thể trồng trên vùng cao nguyên, tuy nhiên không nên trồng khi cao độ tính từ mặt biển hơn 500m. Do bộ rễ phát triển nên cây có thể chống chịu khô hạn tốt, cây có thể phát triển tốt trên vùng có lượng mưa hằng năm từ 800 – 3.200 mm. Hoặc đất đai bạc màu, đất cát, đất có nhiều sỏi đá.

Cây có thể cho trái sau 4 -5 năm nếu trồng từ hạt và 3 năm trồng từ cây ghép.

Rễ: Hệ thống rễ gồm rễ cái và rễ ngang phát triển rất mạnh lan rộng và ăn sâu giúp cây có thể lấy được nước và dinh dưỡng ở tầng đất sâu. Tuy nhiên khả năng phát triển của

: Thuộc loại lá đơn, khi lá mới nở còn non có màu xanh nhạt hoặc hồng sau đó chuyển dần sang xanh thẩm khi già, là cơ quan quang hợp tạo chất dự trữ cho cây, quyết định năng suất đạt được, số lượng lá khoẻ mạnh trên cây nhiều là yếu tố cần thiết.

Hoa: Thuộc loại hoa chùm, phát triển ở đầu cành, hoa có màu hồng nhạt, hoa nhỏ gồm 2 loại hoa đực và hoa lưỡng tính, tỉ lệ hoa đực và lưỡng tính thay đổi nhiều phụ thuộc vào môi trường và giống. Hoa trỗ vào mùa mưa tháng 11, thời gian ra hoa kéo dài 2-3 tháng.

Trái: Thuộc loại trái nhân cứng (hạt điều), là phần phát triển từ bầu noãn sau khi thụ phấn sẽ phát triển nhanh và đạt kích thước trung bình dài 2,6 – 3,1 cm; ngang 2 – 2,3 cm, còn phần trái giả phát triển sau từ đế hoa. Thời gian trái phát triển kéo dài từ 2-3 tháng.

IV./ Kỹ thuật trồng điều

- Chuẩn bị đất trồng: Điều là loại cây thích ứng rộng, nên có thể trồng trên nhiều loại chất đất khác nhau như đất đỏ bazan, đến đất xám bạc màu, đất cát giồng ven biển, đất sét nhiều gley hoặc đất sỏi đá. Trên vùng đất dốc khi thiết lập vườn chú ý trồng theo đường đồng mực và giữ thảm thực vật để tránh hiện tượng xói mòn. Trên vùng đất thấp

V./ Kỹ thuật chăm sóc:

1. Phòng trừ cỏ dại: Là cây trồng mọc ngoài ý muốn nên cỏ dại phát triển nhiều sẽ ảnh hưởng đến cây điều vì nó cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng và còn tạo điều kiện tích lũy sâu bệnh trên vườn để phát tán gây hại cho cây. Các loại cỏ dại gồm nhóm cỏ lá hẹp như cỏ tranh, cỏ mỹ, cỏ tây lông, cỏ lồng vực (Echinochloa crus - galli), cỏ cú, cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ mần trầu (Eleusine indica); nhóm cỏ lác và nhóm cỏ lá rộng như trinh nữ, bìm bìm, sục sạc.Cỏ dại phát triển mạnh trong mùa mưa, trên những vườn trồng mới. Việc quản lý cỏ dại trên vườn nên chú ý những vấn đề sau:

· Điều chỉnh mật độ cỏ ở mức độ hợp lý để cỏ không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vườn câ
· Không cho cỏ dại có điều kiện phát tán, lây lan đến những nơi khác qua hạt giống

· Trên vườn trồng mới thường xuyên phải làm sạch cỏ dại xung quanh gốc nhất là ở tháng mưa để tránh cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây mới trồng.

. Khi vườn điều khép tán thường xuyên làm cỏ 3 đợt/năm: 2 đợt đầu kết hợp với các lần bón phân; đợt thứ 3 dọn vườn chống cháy trong mùa khô và chuẩn bị cho vụ thu hoạch sau.· Có thể tiến hành xử lý thuốc trừ cỏ khi mật số cỏ dại tăng cao bằng các loại thuốc như Glyphosan 480DD liều lượng 3-6 lít/ha hoặc Gramoxone 20SL liều lượng 2 -3 lít/ha.

2. Tưới nước: Mặc dù là loại cây chịu hạn tốt, tuy nhiên trong mùa khô cây cần được cung cấp nước đầy đủ để có thể phát triển tốt và đạt năng xuất cao. Thời gian tưới có thể tiến hành 15 ngày/lần, lượng nước cho cây tùy theo loại đất khác nhau. Vườn mới trồng năm thứ 1 và 2 cũng cần được tưới nước bổ xung đầy đủ trong các tháng nắng để giúp cây sinh trưởng mạnh.

3. Tủ gốc: Hạn chế sự bốc thoát nước trong mùa khô, dùng cỏ mục hoặc rơm rạ tủ xung quanh gốc. Tủ gốc đặt biệt quan trọng trên vườn cây con vì hệ thống rễ cây chưa phát triển rộng và ăn sâu.

4. Xen canh và trồng phủ đất: Sau trồng ở giai đoạn năm thứ 1–2, có thể xen canh với những loại cây ngắn ngày như cây họ đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu phộng....), mè, sắn, bắp....Việc trồng xen giúp cải tạo đất, phủ đất mùa nắng và chống xói mòn trong các tháng mưa, hạn chế cỏ dại, ngoài ra xen canh còn giúp sử dụng quĩ đất tốt có thu nhập trong thời gian đầu, xây dựng vườn. Sau khi thu hoạch cây trồng xen có thể được cày vùi làm tăng hữu cơ cho đất. Trên đất bạc màu có thể trồng cây phân xanh như cây họ đậu, sục sạc, bình linh và cày vùi. Khi trồng xen tốt nhất nên chọn những cây trồng có chiều cao thấp hơn cây điều và giữ khoảng trống về đất và không gian đủ để điều phát triển tốt.

5. Tỉa cành tạo tán: Công việc tạo tán cho cây được tiến hành bắt đầu từ năm thứ hai sau trồng đến năm thứ ba khi cây bắt đầu cho trái, mục đích tạo cho cây có thân tán khoẻ mạnh, cành phân bố hợp lý, là điều kiện để cho năng suất cao.
Cây nên để một thân chính, để lại cành cấp 1 cách mặt đất 50cm trở lên và cho phân bố đều trên thân chính, tạo tán hình mâm xôi, tránh quá dày làm tán cây um tùm hạn chế ánh sáng lọt vào trong tán cây. Chọn những cành khoẻ mạnh giữ lại để phát triển tạo thành tán cây, những cành ốm yếu hoặc không bình thường cắt bỏ. Chiều cao vườn cây giữ từ 4 -5m tính từ mặt đất để dễ quản lý và chăm sóc trong các công việc như phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, tỉa cành....

Tỉa cành là công việc thường xuyên, tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, những cành ốm yếu, cành vượt và những cành rậm rạp để ánh sáng có thể lọt vào tán cây. Trong thời kỳ khai thác cần tiến hành tỉa cành 2lần/năm. Lần đầu được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch và kết hợp dọn vườn làm cỏ để chuẩn bị bón phân đợt 1 cho cây, thường vào tháng 6-7 hàng năm ở vùng Duyên hải Nam trung bộ. Lần tỉa 2 vào tháng 12-1, các cành lá sau khi bị tỉa bỏ cần được dọn khỏi vườn cây. Những giống điều ghép ra hoa sớm nên cắt bỏ hoa của vụ đầu để cây tập trung dinh dưỡng cho việc sinh trưởng thân lá.

6. Phân bón: Phân là yếu tố quyết định giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh, đạt năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ phân bón cho cây.

6.1 Triệu chứng thiếu dinh dưỡng

- Thiếu đạm (N): Lá biến đổi từ màu lục đậm – xanh nhạt – vàng, xuất hiện từ lá dưới lên trên, một vài cuống lá hơi đỏ, cây ngừng sinh trưởng.

- Thiếu Lân (P): Lá biến đổi chậm từ lục đậm sang ửng đỏ hay vàng, có một vài lá phía dưới bị héo úa và rụng.

- Thiếu Kali (K): Lá trở nên vàng bắt đầu từ đỉnh lá, rìa lá lan dần vào trong, về cuối gần gân chính xuất hiện một vùng xanh lục ở 2 bên gân chính rất đặc trưng, phần đỉnh lá và rìa lá bị hoại thư, xuất hiện từ gốc lên ngọn.

- Thiếu Canxi (Ca): Các lá non chuyển từ lục nhạt – vàng bắt đầu từ rìa lá, lá phía dưới màu lục nhạt, một số lá có lốm đốm các chấm vàng (không đặc trưng).

- Thiếu Magie (Mg): Phần phiến lá giữa các gân chuyển sang vàng, gân và rìa lá vẫn còn xanh được ít lâu, triệu chứng xuất hiện từ lá dưới lên ngọn.

- Thiếu Lưu huỳnh: (S): Lá ngọn chuỷen từ lục – vàng bắt đầu từ đỉnh lá về sau đỉnh lá có màu vàng đỏ, một số lá có gân và cuống lá hơi đỏ, đỉnh và rìa lá bị hoại thư.

- Thiếu sắt (Fe): Thiếu sắt cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến chết sau 7 tuần, lá ngọn, thân ngọn chuyển từ màu lục nhạt sang vàng, lá ngọn có phiến lá hẹp hơn.

- Thiếu Bo: Lá non phát triển không tốt, phiến lá hẹp, lá bị biến dạng.

- Thiếu Mangan (Mn): Lá ngọn chuyển từ lục–vàng, gân chính và sống lá màu xanh, rìa lá màu nâu, lá non không phát triển tạo thành dạng hoa thị.

- Thiếu Kẽm (Zn): Lá ngọn chuyển sang lục nhạt hoặc vàng nhạt, gân xanh lá non trỏ thành dạng lưỡi liềm.

6.2. Cách bón phân và liều lượng bón

* Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn điều ghép thường kéo dài 2 năm kể từ khi trồng tùy theo điều kiện đất đai và chăm sóc. Ở giai đoạn này cây cần được bón nhiều đợt (3-5đợt/năm) với liều lượng ít. Trong 6 tháng đầu cây mới trồng cần bón lượng phân rất ít (10g/cây/đợt) và cách xa gốc từ 25-30cm để tránh hiện tượng cây bị chết do xót rễ, đặc biệt cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ cần chia làm nhiều lần bón. Liều lượng phân bón khuyến cáo:

Tuổi cây (năm)

Phân hữu cơ (kg/cây/năm)

số đợt bón phân hóa học (đợt/năm)

Lượng phân bón (g/cây/đợt)

Tuổi cây (năm)

Phân hữu cơ (kg/cây/năm)

số đợt bón phân hóa học (đợt/năm)

Lượng phân bón (g/cây/đợt)

Tuổi cây (năm)

Phân hữu cơ (kg/cây/năm)

số đợt bón phân hóa học (đợt/năm)

Lượng phân bón (g/cây/đợt)

N

P2O5

K2O

1

10-20

4-5

50

50

15

2

10-20

3

200

200

50

* Bón phân thời kỳ khai thác:

Bón phân thời kỳ khai thác của vườn điều ghép được tính từ năm thứ 3 trở đi. Giai đoạn này cây thường phát triển được 1-2 đợt lá mỗi năm. lượng phân bón được chia làm 2 đợt.

Khi vườn điều chưa khép tán, nên bón theo hình vành khăn xung quanh mép tán. Đào rãnh sâu 10-15cm, rải đều phân và lấp lại. Riêng ở những vùng đất dốc, đầu mùa mưa bón vào phần đất cao của tán, cuối mùa mưa bón vào phần đất thấp của tán.

Khi vườn điều đã khép tán, nên đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân.

Phân hữu cơ giúp cải thiện cơ cấu đất, giúp hệ thống rễ tơi xốp phát triển tốt, bón phân hữu cơ từ 10–20 kg/gốc/năm và bón 1 lần ở lần bón phân sau thu hoạch trái để giúp cây phục sức và phát triển cành lá mới.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Vườn Điều Sau Thu Hoạch Kinh Nghiệm Chăm Sóc Vườn Điều Sau Thu Hoạch

Mục đích của việc này nhằm chủ động xác định thời điểm hết mùa mưa, qua đó tác động những biện pháp kỹ thuật điều khiển cây Điều ra hoa không bị (hoặc ít bị ảnh hưởng của mưa).

24/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Điều Cho Năng Suất Cao Kỹ Thuật Trồng Điều Cho Năng Suất Cao

cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi đến 1975 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Cây điều chính thức là cây trồng trong danh mục được trồng lại trong các khu rừng bị phá hoại bởi bơm đạn

24/01/2011
Để Nông Dân Làm Giàu Với Cây Điều Để Nông Dân Làm Giàu Với Cây Điều

Theo Quyết định 39 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về định hướng chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích điều ổn định ở mức 350.000ha

10/03/2011
Kỹ Thuật Canh Tác Cây Điều Kỹ Thuật Canh Tác Cây Điều

Cây điều được du nhập trồng tại Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ khoảng 80 năm và hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và các tỉnh dọc theo duyên hải Miền trung

24/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Điều Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Điều

Khoảng cách: khoảng cách thích hợp để trồng Điều là cây cách cây 3m, hàng cách hàng 9m. Trồng điều theo hướng Bắc –Nam để cây nhận được nhiều ánh sáng nhất.

20/12/2011