Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê
Ngày đăng: 23/01/2011

I. Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.                
Cây cà phê  thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cần đạm và lân. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá và phân cành mới. lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, thúc đẩy sự hình thành cành gỗ, tạo cho cây cứng cáp và có nhiều cành cơ bản. Kali cần thiết để duy trì sự hoạt động bình thường của cây, tăng năng suât, chất lượng hạt và tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân.

Ngoài ra cà phê kiến thiết cơ bản còn cần các nguyên tố trung và vi lượng khác, đặc biệt là kẽm và bo. Hiện tại, các nguyên tố thường thiếu trên diện rộng ở cà phê kiến thiết cơ bản là kẽm, magie, thiếu phổ biến ở một số vùng là canxi, lưu huỳnh và Bo. Các nguyên tố như đồng, mangan, sắt, molyden cũng có triệu chứng thiếu ở một số vườn cà phê kiến thiết cơ bản. 
1. Lượng phân bón kg/gốc.

Bón phân cho cây 1 tuổi, 2 tuổi như sau:

+ Phân hữu cơ: 2-3 kg/gốc (Chia làm 2 lần bón, thời gian bón phân tùy vào từng vùng)+ Phân tím (16-12-8-11 + TE): 0,3-0,4 kg gốc/năm.
+ Chia ra bón 2-3 lần.+ Cách bón: phân rải đều cách gốc 5 - 6 cm cho tới mép vành  tán, xới đất trộn đều phân vào đất để khỏi mất mát (nếu gốc cà phê làm bồn thì ta rải phân xung quanh bồn và tưới nước giữ ẩm)

Bón phân cho cây 3 tuổi:

+ Phân hữu cơ: 2-3kg/gốc (chia làm 2 lần bón).
+ Lượng phân N-P-K: 0,5 kg phân tím hoặc phân xanh(12 -12 - 17 - 9 + TE)/gốc/năm.

2. Cách bón: 5 đợt

- Đợt 1: đầu mùa khô, sau khi thu hoạch.- Đợt 2: gần cuối mùa khô, kết hợp tưới nước.
- Đợt 3: bón vào đầu mùa mưa.- Đợt 4: bón vào giữa mùa mưa.
- Đợt 5: bón vào cuối mùa mưa trước khi thu hoạch.

- Cách bón: bón phân vào rãnh theo vành tán, kết hợp làm cỏ , xới đất tạo thành rãnh sâu 3-5 cm theo đường chiều của vanh tán, bón xong vùi đất lấp lại,.

- Ngoài việc bón phân vào gốc, có thể kết hợp thêm một số phân bón lá cao cấp Better  HG – Best Farm, HG – Best Plant, Better KNO3, Better KNO3 + Mg.  Phun khi trời mát (8 – 10 giờ sáng hoặc 3 – 5 giờ chiều)

Cách bón phân bón lá cao cấp: HG – Best Farm, HG – Best Choice:

- Hòa 10g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều 3 - 5 bình/ 1000m2. Khi cây mới nhú nụ và trước khi nụ nở hoa. Phun 3 - 5 lần /vụ, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày.

Cách bón phân bón lá Better 6-18-6:

- Hòa 20g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều ướt lá, phun 3 – 5 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa.

Cách bón phân bón lá hòa tan cao cấp Better KNO3, Better KNO3 + Mg:

- Hòa 50-100g/ 1 bình 8 – 10 lít nước sạch, phun đều 4 - 6 bình/ 1000m2, tùy theo tình trạng vườn cây. Phun 7 - 10 ngày/ 1 lần.

II.    Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh.

1. Lượng phân bón kg/gốc/năm:

- Bón phân cho cà phê trong thời kỳ kinh doanh chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3) và mùa mưa.

- Lượng phân bón: 0,8 kg phân NPK/gốc/năm + 2 - 4kg phân hữu cơ HG01 3-2-2.

- Mùa khô bón phân 0,4 kg NPK tím, chia làm 2 đợt:+ Đợt 1 ngay sau khi thu hoạch
+ Đợt 2 bón vào gần cuối mùa khô, kết hợp thêm phân bón lá .

- Mùa mưa bón 0,4 kg NPK xanh, chia làm 2 đợt: đợt 1 bón 0,2 kg NPK xanh bón khi có mưa đầu mùa, đợt 2 bón 0,2 kg NPK xanh vào gần cuối mùa mưa, ngoài ra có thể kết hợp thêm phân bón lá KNO3 + Mg, ĐT907 để nâng cao năng suất tránh hiện tượng rụng trái non và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Phương pháp bón:

Đối với cà phê kinh doanh, bón phân xong cần phải vùi lấp lại để giảm lượng thất thoát do rửa trôi, bay hơi, tạo rãnh rộng 20 - 30cm, sâu 5 - 7cm theo đường chiếu của vành tán, rải phân đều theo rãnh này rồi vùi lấp phân lại.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê

Theo các nhà khoa học, do đặc điểm sinh học của cây cà phê, phần lớn lượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, chỉ sâu vào lòng đất từ 0 đến 30 cm, độ trùm của rễ biến động từ 0 đến 50 cm, nên có nhu cầu nước cao, chi phí tưới nước cho cà phê khá tốn kém, chiếm từ 25 đến 30% tổng chi phí.

14/07/2012
Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Đạt Hiệu Quả Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Đạt Hiệu Quả

Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, thực tế phát triển cây cà phê ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là các vườn cà phê già cỗi, suy kiệt, sinh trưởng kém, năng suất thấp và không còn khả năng cưa đốn phục hồi hay ghép cải tạo đang đe doạ chính sự phát triển bền vững của cây cà phê.

27/09/2012
Trị Bệnh Nấm Hồng Gây Hại Trên Cây Cà Phê Trị Bệnh Nấm Hồng Gây Hại Trên Cây Cà Phê

Ban Biên tập Y5Cafe nhận được ý kiến phản hồi của bạn Vũ Quang Lãng ở báo Nông nghiệp Việt Nam góp ý về bệnh nấm hồng gây hại. Nhận thấy ý kiến của bạn Vũ Quang Lãng rất đầy đủ và hữu dụng nên BBT đã chuyển thành bài viết để bà con trồng cà phê tham khảo.

25/10/2012
Vàng Và Rụng Lá Cà Phê Vàng Và Rụng Lá Cà Phê

Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan, molypđen...cũng đều làm cà phê vàng lá, rụng lá, rụng trái.

31/07/2013
Những Biện Pháp Phòng Trừ Ve Sầu Hại Cà Phê Những Biện Pháp Phòng Trừ Ve Sầu Hại Cà Phê

Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất cà phê của cả nước bị ve sầu gây hại nghiêm trọng, làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng. Trước đây, người trồng chỉ biết sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ nhưng hiệu quả không cao, lại tốn kém. Với những nghiên cứu mới nhất, Viện Bảo vệ thực vật đã tìm ra biện pháp phòng trừ ve sầu hại càphê hiệu quả bằng cách che phủ nylon hoặc sử dụng vôi bột.

08/08/2013