Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Cách thu hoạch cà phê đạt năng suất và chất lượng cao

Cách thu hoạch cà phê đạt năng suất và chất lượng cao
Tác giả: H.T
Ngày đăng: 23/01/2019

Trong quá trình thu hoạch cà phê, nếu không chú ý một số vấn đề, nhà vườn sẽ vô tình làm cho cà phê không đạt năng suất và chất lượng hạt như mong muốn.

Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk. Ảnh: TTO

Tiến sĩ Trương Hồng – Quyền Viện trưởng Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chia sẻ về một số phương pháp thu hoạch cà phê nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê như sau:

Khi thu hoạch phải chọn quả chín, với tỷ lệ 90% là đạt yêu cầu. Quả chín đầy đủ có màu đỏ, cuống quả chỉ hơi xanh, không bị sâu bệnh gây hại thì phẩm chất sẽ rất cao, khi pha cà phê sẽ càng ngon.

Nếu thu hoạch quả cà phê còn xanh sẽ có nhiều nước, không có lớp nhầy bao bọc ở bên ngoài… quả chưa đạt yêu cầu, khi chế biến thành sản phẩm sẽ không có mùi thơm, có vị hăng ngái khó chịu.

Ngoài ra, có những trường hợp sẽ cho hạt không chất lượng như:

- Những quả không được thu hoạch kịp thời có màu sẫm hoặc màu nâu (do lớp nhớt bị khô);

- Những cây cà phê thiếu dinh dưỡng, quả sẽ bị chín ép hoặc bị khô hạn trong thời gian dài, những chùm có trái nhiều sẽ bị chín ép hoặc những cây rụng lá, gãy cành cũng sẽ bị hiện tượng này (khi cho vào nước quả sẽ nổi lên trên);

- Cà phê khô trên cây hay rơi xuống đất có vỏ màu đen, nhân bị nấm tấn công sẽ cho chất lượng không tốt;

- Quả bị sâu bệnh tấn công, khi chế biến nhân có màu đen hoặc bị lép.

Nhoài ra, nếu đầu vào của nguyên liệu có tỷ lệ chín thấp hay tạp chất quá nhiều thì tỷ trọng đạt được cũng rất thấp, chất lượng cà phê cũng thấp.

Cà phê cần được thu hoạch bằng tay, không tuốt cả chùm vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến mầm hoa bên dưới.

Trong quá trình thu hoạch, nhà vườn cần chuẩn bị bạt sạch trải bên dưới tán cây để trái không bị dính đất hoặc bị lẫn lộn với những trái rụng bên dưới đất (nếu bị lẫn lộn sẽ vô tình tạo nguy cơ lây lan nấm).

Trong quá trình thu hoạch cà phê, chú ý không nên làm gãy cành hay tuốt quá nhiều lá, nhất là đối với những chùm lá và mầm hoa ở ngay đầu cành vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.

Với những quả chín rụng dưới đất phải được lượm sạch để tránh lây lan nấm bệnh.

Khi thu hoạch về, không được chất đống cà phê tại vườn, cũng không nên giữ cà phê trái trong thời gian quá 24 giờ trong bao vì như vậy cà phê sẽ bị lên men, làm giảm chất lượng.

Hạt cà phê được phơi trên bạt hay nền gạch, không phơi trên đất. Sau khi thu hoạch về nếu không kịp phơi thì đổ hạt cà phê lên nền gạch thoáng mát, sạch sẽ, không đổ dày quá 30 – 40 cm.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê cuối mùa khô Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê cuối mùa khô

Cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng

22/01/2019
Hai phương pháp tưới cà phê mùa khô Hai phương pháp tưới cà phê mùa khô

Ở những vùng trồng cà phê có mùa khô hạn kéo dài thì việc tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê.

22/01/2019
Bón phân cho cây cà phê mùa khô Bón phân cho cây cà phê mùa khô

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm nên cần được bón phân nhiều lần trong năm cả mùa mưa và mùa khô để đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây.

22/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.