Kỳ lạ giống lúa dâng thần, khi thu hoạch phải dùng tay tuốt
Nguồn sống của người Raglay
Lúa rẫy là giống lúa truyền thống được người dân Raglay gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, giống lúa được trồng tập trung tại các xã Phước Bình, Phước Tân, Phước Thành, Phước Đại; mỗi hộ bình quân trồng trên 3 sào.
Vào những ngày này, đồng bào Raglay ở Bác Ái đã hoàn tất xong công việc thu hoạch lúa rẫy. Lúa sau khi phơi khô được cất giữ rất cẩn thận để ở những nơi cao ráo.
Điều thú vị giống lúa này là đặc điểm có hạt rất to, dài hơn các loại lúa khác, có màu vàng, bông dài, cây cao hơn 1m, đến kỳ thu hoạch chỉ dùng tay tuốt bỏ vào gùi chứ không dùng lưỡi liềm hoặc dao để cắt.
Lúa trồng hoàn toàn ngoài tự nhiên, không sử dùng phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Cây lúa chỉ phát triển nhờ hoàn toàn vào nước trời, sau khi trồng khoảng 7 – 8 tháng sẽ cho thu hoạch. Bông lúa chín hạt đều, sau đó đem phơi khô bỏ vào cối giã đều và dùng nia để loại bỏ những hạt trấu, khi nấu thành cơm có mùi thơm ngào ngạt, hạt cơm trắng tinh, ăn vào vừa bùi, vừa dẻo.
Năm nay, người dân Raglay đã ăn cái tết ấm cúng bên người thân của mình nhờ vào năng suất của lúa đạt hơn so với năm trước. Anh Pi Năng Nganh ở thôn Châu Đắc, xã Phước Đại (Bác Ái) phấn khởi cho biết: “Tết này vui lắm, mấy anh em trong gia đình ai cũng được mùa lúa rẫy nên đông anh em sum họp với nhau trong đêm giao thừa. Anh Pi Năng Nganh đã làm lúa rẫy trên 20 năm nay, mỗi vụ làm được gần 5 sào, các vụ trước làm chỉ thu hoạch được 40kg/5 sào, riêng vụ năm nay anh thu hoạch được trên 60kg. Theo Năng Nganh, đời sống của người Raglay gắn liền với nương rẫy nên cây lúa rẫy là nguồn sống của người dân. Người dân quý cây lúa rẫy như cây lúa mẹ nên giống lúa này người dân không thể quên lãng được.
Quý lúa rẫy như cây lúa mẹ
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 4 âm lịch đồng bào Raglay tận dụng nguồn nước trời để làm đất trồng lúa. Quan niệm của người Raglay nhà nào cũng phải trồng giống lúa rẫy dù ít hay nhiều, sau khi thu hoạch dùng để cúng tạ ơn cho các vị thần và đó là một vật không thể thiếu trong ngày cúng, người dân cúng cây lúa rẫy với cầu mong vụ tới mùa màng tươi tốt, con cái làm ăn phát đạt, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho cộng đồng được bình yên đoàn kết với nhau để làm ăn. Nếu nhà nào không cúng hạt lúa rẫy thì vụ tới sẽ bị sâu rầy gây bệnh, chim chóc và các thú rừng khác phá hoại.
Ông Trần Văn Toàn – Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bác Ái cho biết: Là huyện có rất đông người Raglay sinh sống, thống kê toàn huyện có trên 90% là đồng bào Raglay. Đời sống của bà con gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên cây lúa rất quan trọng đối với đời sống của người Raglay, nhất là trong các ngày lễ quan trọng trong năm như: Lễ ăn đầu lúa, lễ bỏ mả, lễ báo hiếu. Các lễ vật thường cúng dâng các vị thần gồm: Gà, rượu cần, cơm, lúa rẫy. Sau khi cúng các con cháu cùng dùng các lễ vật và hòa nhịp tiếng trống mã la; nhờ đó mà người dân gắn bó sum vầy với nhau hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hành tây, khoai tây tại Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng cho biết, do không phải cạnh tranh với nông sản cùng loại của Trung Quốc như mọi năm, hiện giá hai loại nông sản này đang khá cao dù thời điểm hiện nay là chính vụ thu hoạch.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Phú Tân (An Giang), vụ đông xuân 2015-2016, toàn huyện đã xuống giống trên 23.000ha lúa nếp.
Xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) có trên 820 ha tiêu, vụ tiêu năm nay không những đạt năng suất mà giá bán cũng cao hơn so với các năm trước.