Kinh Tế Trang Trại Tạo Việc Làm Cho Hơn 6.500 Lao Động
Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Đến đầu tháng 7-2014, tỉnh ta có 637 trang trại các loại, các trang trại đã tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động với mức thu nhập bình quân hơn 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân của 1 trang trại đạt hơn 1,4 tỷ đồng/năm, trong đó trang trại chăn nuôi có doanh thu cao nhất với hơn 1,8 tỷ đồng/năm, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 584 triệu đồng/năm... Bình quân 1 trang trại có diện tích đất sử dụng là 5,33 ha. Một số huyện phát triển kinh tế trang trại tốt như Nga Sơn, Yên Định, Hoằng Hóa, Hậu Lộc...
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở tỉnh ta vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế trang trại gặp nhiều khó khăn; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức; các chủ trang trại cơ bản chưa qua đào tạo, hạn chế về trình độ kỹ thuật và thông tin thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông báo từ đầu vụ của Công ty mía đường Trà Vinh, công ty sẽ thu mua mía nguyên liệu ngay tại nhà máy với giá 875.000 đồng/tấn mía đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.
Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.
Khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi không khỏi đắn đo, bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có một thực tế đang diễn ra: không ít diện tích“bờ xôi ruộng mật” ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được cho thuê thành nơi an táng. Nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đất ruộng trở thành nghĩa trang.
“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.
Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.