Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất cao

Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất cao
Ngày đăng: 18/06/2015

Vụ Xuân 2015, gia đình anh làm 6 sào dưa hấu (1 sào = 500m2). Hiện tại, anh đã thu hoạch được 3 sào, năng suất đạt 1,8 tấn/ sào, bán tại ruộng giá 3000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí về giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… anh còn lãi 4,5 triệu/sào.

Anh Hùng chia sẻ, trồng dưa hấu không khó nhưng đòi hỏi người làm phải biết áp dụng kỹ thuật chính xác, kinh nghiệm thực tế cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi mới đạt được năng suất cao. Vụ hè thu này anh dự định trồng dưa hấu toàn bộ đất nông nghiệp là 10 sào (0,5 ha). Đến thời điểm này anh đã gieo trồng được 3 sào ruộng, tiếp tục thu hoạch dưa vụ xuân, cải tạo và trồng vụ tiếp.

Ông Đậu Danh Nhân, khuyến nông viên xã Diễn Thành cho biết: năm nay toàn xã trồng 17 ha dưa hấu vụ xuân, năng suất bình quân đạt 1 tấn/ha. So với các hộ trồng dưa khác thì ruộng dưa của gia đình anh Trần Duy Hùng đạt năng suất vượt trội hơn, thời gian trồng đến lúc thu hoạch chỉ 60 – 65 ngày, thu lãi từ 4 - 5 triệu đồng/sào (25 – 30 triệu đồng/vụ/6 sào ruộng).

Trong quá trình trồng dưa anh Hùng đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm như sau:

+ Thời vụ: Ở Diễn Châu trồng dưa được 2 vụ/năm là vào vụ xuân và vụ hè (gieo từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch).

+ Chọn giống: Chọn giống dưa có quả dài, tròn đều, trọng lượng trung bình 3 - 4 kg, ruột đỏ, vỏ bì mỏng, có nguồn gốc từ Thái Lan như dưa Phù Đổng, Thánh Gióng…, những giống dưa này dễ bán, được thị trường ưa chuộng.

+ Chọn đất: Dưa hấu thích hợp ở vùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, chủ động nguồn nước, tưới tiêu thuận lợi. Trước khi trồng dưa phải bón vôi, cày bừa kỹ. Cày luống đơn rộng 2,5m, luống đôi rộng 4,5 – 5m, cao 30cm

+ Màng phủ nông nghiệp: Nên dùng màng phủ có 2 mặt, mặt màu đen phủ xuống dưới có tác dụng ngăn ngừa cỏ dại, giữ ẩm, tránh xói mòn, rửa trôi, mặt bạc hướng lên trên có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời làm chói mắt, xua đuổi côn trùng gây hại cho dưa.

+ Mật độ trồng: thích hợp 450 – 500 cây/sào, cây cách cây 40 - 45cm

+ Gieo hạt: hạt giống sau khi ngâm ủ, phụ thuộc điều kiện thời tiết mà có thể gieo thẳng hoặc làm bầu.

+ Phân bón: Bón lót phân chuồng hoai mục và 15 kg phân NPK Đầu Trâu 13.13.13S. Tùy vào các giai đoạn phát triển của cây để hòa phân NPK để tưới gốc hay bón thúc cho hợp lý.

+ Tưới nước: Cây dưa rất cần nước nên cần phải tưới nước thường xuyên để đảm bảo giữ ẩm cho cây phát triển, nên tưới nước vào buổi sáng, rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bệnh bạc lá.

+Tỉa nhánh: Khi cây 3 - 4 lá thật bấm ngọn lần đầu, sau 5 – 7 ngày cây ra nhánh chọn mỗi cây 2 nhánh khỏe, cân đối để lại, dùng ghim định hướng nhánh để các ngọn vuông góc với luống dưa. Thường xuyên cắt tỉa các nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính.

+ Thụ phấn: Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây ra hoa rộ thì tiến hành thụ phấn cho cây, thời gian thụ phấn tiến hành vào 7 – 9 h sáng.

+ Chọn quả: Nên chọn quả từ lá thứ 8 đến lá thứ 12, cách gốc khoảng 1,5 m, chọn quả dài, cuống to, tròn đầy, không bị sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn. Mỗi dây chọn 1 - 2 quả. Sau khi chọn quả 3 - 4 ngày thì bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

+ Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Dưa hấu rất dễ nhiễm các loại sâu bệnh và rất mẫn cảm với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nếu dùng không đúng cách, vì thế khi sâu bệnh xuất hiện trên cây dưa nên sử dụng các loại thuốc chuyên dùng cho cây dưa, phun đúng liều lượng khuyến cáo.

* Một số lưu ý khi trồng dưa:

+ Không nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng vì nó kích thích cây hút nước mạnh, quả mau lớn và tích nước nhiều nên dễ bị úng nước, thúi rữa, vỡ quả.

+ Bón phân cân đối, vừa đủ. Nếu bón thừa phân, khi quả to gặp trời mưa quả dễ bị hỏng.

+ Không nên để đất khô quá khi tưới nước trở lại hoặc trời mưa thân cây dễ bị nứt.

+ Khi quả nhỏ không tưới nước lên quả, vì sẽ làm quả bị mất lông, sần sùi.

+ Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày để đảm bảo chất lượng dưa được ngọt hơn.

+ Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 10 -15 ngày để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng.

30/04/2014
Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

01/05/2014
Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

01/05/2014
Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

01/05/2014
Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

01/05/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.