Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kinh Nghiệm Thiến Trâu, Bò

Kinh Nghiệm Thiến Trâu, Bò
Ngày đăng: 23/07/2013

Trâu, bò nuôi để lấy thịt hoặc trước khi vỗ béo nên thiến để chúng chóng béo, nhiều thịt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Xin giới thiệu cùng bà con một số kinh nghiệm thiến trâu, bò.

Trâu, bò phải được buộc chắc chắn. Nơi thiến cần kín đáo, ít người và vật qua lại. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.

Bố trí giá đỡ khi thiến trâu, bò: Chôn thêm một cọc bên cạnh cây thẳng đã chọn, khoảng cách vừa bằng chiều ngang nơi cổ con vật. Buộc dóng chắc đỡ ngang giữa 2 cột dưới cổ trâu, bò. Đồng thời chôn 2 cột thẳng làm giá đỡ phía sau, khoảng cách hai cột bằng chiều rộng của hai bên hông. Buộc hai dóng đỡ phía trên và dưới vừa với chiều cao của lưng và bụng con vật.

Dắt trâu, bò vào giá qua hai cọc sau. Buộc 2 thanh ngang cố định phía đầu, cổ và lưng, buộc thêm một dóng ngang đỡ bụng con vật. Dùng dây buộc một chân sau con vật vào chân cột để chúng không đá được.

Tiến hành thiến: Dùng nước ấm rửa sạch, sau đó lấy cồn 70-90 độ sát trùng xung quanh dịch hoàn. Tay trái bóp chặt túi chứa 2 dịch hoàn (bìu dái), ép thật căng. Tay phải cầm dao sắc, rạch một đường dài 4-6cm ở đường trắng giữa hai dịch hoàn theo chiều từ trên xuống dưới.

Tay trái giữ dịch hoàn bên trái, dùng bông, gạc lau sạch máu, tay kia cầm dao hay kéo sắc tách lớp cơ và màng trắng bao quanh dịch hoàn.

Rồi lấy tay phải tiếp tục nắm đầu dịch hoàn trái kéo nhẹ, tay trái bóp mạnh sao cho toàn bộ dịch hoàn trái và phần phụ lòi ra ngoài. Tay phải cầm và tiếp tục hơi kéo dịch hoàn, tay trái vuốt màng trắng lên trên cuống dịch hoàn. Lấy kìm thiến hoặc panh kim loại kẹp chặt cuống dịch hoàn. Tay trái giữ chắc kìm, tay phải xoắn dịch hoàn cho đến khi đứt đối với trâu, bò non.

Trâu bò loại thải khi thiến cũng có thể dùng cách này hoặc dùng chỉ chắc buộc cuống dịch hoàn rồi dùng dao cắt. Dịch hoàn phải cũng được lấy ra tương tự như vậy. Sau khi thiến, lấy bông, gạc lau sạch máu rồi sát trùng bằng cồn, khâu 2-3 mũi phía sau bìu dái. Bôi vết mổ bằng các loại kháng sinh hay thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng như: Penicilin, Steptomycin, Han-Iodine...

Sau khi thiến (khoảng 10 ngày), không để trâu, bò tắm hoặc nằm ở chỗ bẩn, ẩm thấp, tránh ruồi nhặng bâu vào gây nhiễm trùng vết thương. Thường xuyên theo dõi, nếu thấy chỗ thiến sưng to, con vật sốt bỏ ăn cần báo cho cán bộ thú y đến can thiệp kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu chí chọn bò cái sinh sản làm giống Tiêu chí chọn bò cái sinh sản làm giống

Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:

08/01/2016
Kỹ thuật chăm sóc bê sơ sinh Kỹ thuật chăm sóc bê sơ sinh

Người nuôi bò phải am tường nhiều việc để bê con có thể mạnh khỏe phát triển ngay từ khi mới sinh ra, đặc biệt là bê cái, “máy in tiền” của người nuôi bò. Những việc nhỏ nhặt tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không chú tâm cũng sẽ làm nông dân “lỗ vốn” nếu bê con nhiễm bệnh, không đủ dinh dưỡng phát triển, không cho sữa năng suất cao sau này.

08/01/2016
Biện pháp phòng trị cảm nắng, cảm nóng cho trâu bò Biện pháp phòng trị cảm nắng, cảm nóng cho trâu bò

Những ngày nắng, nóng có nhiệt độ lên cao trên dưới 40 độ C, với trâu bò, nhất là ở bò sữa rất dễ mắc chứng bệnh cảm nắng, cảm nóng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời con vật có thể chết làm thiệt hại kinh tế.

08/01/2016
Bò Charolais Bò Charolais

Bò Charolais là một giống bò thịt có nguồn gốc từ vùng Charolles của nước Pháp, đây là một trong số giống lâu đời, có nguồn gốc từ Jurassic và phát triển mạnh ở vùng Charolles, miền Trung nước Pháp.

08/01/2016
Thức ăn cho bò sữa Thức ăn cho bò sữa

Bò sữa là loại động vật nhai lại, có dạ dày bốn túi, có khả năng tiêu hóa và sử dụng nhiều loại thức ăn. Nhìn chung, thức ăn dùng nuôi bò sữa đều rẻ tiền, dễ kiếm, đa dạng hơn so với thức ăn nuôi lợn và gia cầm.

08/01/2016