Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Cách Tính Ngày Sinh Cho Bò

Cách Tính Ngày Sinh Cho Bò
Ngày đăng: 17/05/2012

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy muốn tính được ngày sinh của nó cần tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày. Cán bộ kỹ thuật Viện Chăn nuôi hướng dẫn cách tính như sau:

- Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ: Bò phối giống lần cuối vào ngày 10-2-2007, thì ngày sinh sẽ là: 10 + 7 ngày = ngày 17; tháng sinh sẽ là: tháng 2 + 9 tháng = tháng 11 (bò sẽ sinh vào ngày 17 tháng 11 năm 2007). Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn một, vài ngày so với dự kiến do đó cần theo dõi các biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến từ 1 tuần đến 10 ngày.

- Biều hiện bò sắp sinh: Khoảng 7-10 ngày trước khi sinh, bầu vú từ từ căng lên, núm vú căng cứng chứa đầy sữa là bò sắp đẻ, vì vậy cần chú ý theo dõi để phòng viêm vú trước khi sinh. Từ 1-3 ngày trước khi sinh, âm hộ chảy ra nhiều dịch nhờn đặc, màu trắng. Khi thấy dịch nhờn loãng dần là bò sắp đẻ. Khi quan sát thấy hiện tượng sụp mông ở 2 bên gốc đuôi, đuôi lệch sang một bên và ít cử động; trạng thái bồn chồn, hay đứng lên nằm xuống, đại tiểu tiện nhiều lần… là bò sắp đẻ.

- Biểu hiện bò khó sinh: Rặn nhiều, vỡ ối nhưng vẫn không thấy thai ra. Nừu bê con lộ ra sau 3 giờ mà vẫn chưa ra được, hoặc bê con ló ra ở tư thế không bình thường thì cần gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ

Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ.

23/07/2013
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Bê Cái Hướng Sữa Giai Đoạn Bú Sữa Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Bê Cái Hướng Sữa Giai Đoạn Bú Sữa

Ngay sau khi bê được sinh ra, nếu dây rốn không tự đứt, người đỡ đẻ dùng tay trái cầm rốn bê, cách cuống rốn khoảng 10 cm, đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải vuốt mạnh rốn xuôi về cuống và cắt rốn ở khoảng cách 5 - 6 cm, sau đó sát trùng chỗ cắt bằng cồn iốt 5%.

08/08/2013
Phòng Và Trị Bệnh Cho Bò Sữa Phòng Và Trị Bệnh Cho Bò Sữa

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào ống tiết sữa, nhân lên trong tuyến sữa. Sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh được xác định thông qua việc lấy mẫu sữa đảm bảo vô trùng ở từng núm vú riêng biệt, nuôi cấy mẫu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Bệnh có thể ở dạng lâm sàng hoặc cận lâm sàng tùy thuộc vào mức độ của quá trình viêm nhiễm.

23/12/2012
Kỹ Thuật Cho Bò Sinh Sản Kỹ Thuật Cho Bò Sinh Sản

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt, đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh.

31/01/2013
Kinh Nghiệm Phát Hiện Chính Xác Động Dục Ở Bò Sữa Kinh Nghiệm Phát Hiện Chính Xác Động Dục Ở Bò Sữa

Việc xác định được chính xác thời điểm động dục chín muồi để thụ tinh cho bò là công việc khá quan trọng. Song hiện tượng động dục của bò không dễ thấy, thường chỉ có những người chăn nuôi giàu kinh nghiệm và chịu khó quan sát theo dõi hàng ngày mới phát hiện chính xác để phối giống kịp thời cho bò.

16/08/2013