Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học - Phần 2

Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học - Phần 2
Ngày đăng: 19/11/2015

6.Sục khí

Hiện nay trong nuôi tôm thâm canh ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh phía bắc đều sử dụng máy quạt nước (máy đảo nước), tạo dòng chảy kích thích tôm vận đông bắt mồi, thu gom chất thải tạo nền đáy ao sạch giúp tôm bắt mồi tốt, kích thích tảo phát triển hạn chế mức dư dinh dưỡng do dư thừa thức ăn tạo nên.

Đồng thời tạo dưỡng khí cho tôm hoạt động.

Số lượng máy quạt nước phụ thuộc vào số lượng tôm thả nuôi và diện tích ao.

Thông thường một cặp cánh đảo nước có thể cung cấp đủ dưỡng khí cho 3000-4000 con tôm (ao nuôi 0,5-1a, mật độ thả nuôi 80-100con/m2) thì dùng từ 4-5 máy quạt nước, mỗi máy khoảng 12-15 cánh quạt.

Vị trí đặt máy quạt nước trên bờ ao phải đảm bảo tạo dòng chảy tốt trong ao.

7.Thu hoạch tôm

Trước khi thu hoạch khoảng 20 ngày, nếu độ mặn trong ao thấp, cần thiết phải tăng độ mặn, để thịt tôm săn và chắc.

Đồng thời ngưng sử dụng thuốc hoặc các loại hoá chất khác, tránh hiện tượng tồn lưu và dư kháng sinh trong thịt tôm.

Phương pháp thu hoạch tổng thể (thu toàn bộ), mắc lưới, đọn tháo nước qua cống hoặc bằng xiếc điện…đảm bảo tôm sạch, tươi xuất bán được giá cao.

8.Biện pháp phòng và trị một số bệnh trong nuôi tôm chân trắng

Tôm chân trắng trong tự nhiên cũng nhiều bệnh như các loại tôm khác.

Song nhờ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở viện hải dương Hawaii -Mỹ đã tuyển chọn và nhân giống được đàn tôm bố mẹ không mang mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm là bệnh đốm trắng, bệnh đỏ đuôi.

Do vậy đàn tôm sạch bệnh SPF (Specific Pathogen Free) hoặc kháng bệnh SPR ( Specific Pathogen Resistant ) được chọn làm tôm bố mẹ nhằm tạo ra đàn tôm giống chất lượng cao, đảm bảo cung cấp, phục vụ tốt cho người nuôi tôm thương phẩm đạt được năng suất và sản lượng cao.

Một số dấu hiệu của bệnh tôm

Thông thường màu sắc của tôm có liên quan đến các điều kiện môi trường sống của chúng.

Sự thay đổi của vỏ tôm có thể biểu hiện sức khoẻ của tôm.

Tôm yếu thường chuyển màu xanh da trời, màu trở đỏ, màu nhợt nhạt hoặc trên vỏ có các chấm đen… khác biệt với màu sắc bình thường của tôm.

Mặt khác quan sát kỹ ở trên các phần phụ bộ chân bơi, chân bò, đuôi bị hoại tử biến dạng…, tôm lột xác khó cứng vỏ.

Các hiện tượng khác như: Tôm đóng rong, có những biến đổi ở mang, ruột, cơ ( thịt tôm)…

9.Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

Bệnh thối mang

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Tia mang biến thành màu xám hoặc màu đen, mang to lên và cong queo, nếu bệnh nặng hơn kiểm tra trên kính hiển vi thấy có nhiều vi khuẩn và vi sinh vật bám.

Cách phòng trị: Cấp thêm nước mới, quản lý chất lượng nước bằng các loại men vi sinh và chế phẩm sinh học, hoặc dùng tỏi xay nhuyễn vắt lấy nước trộn vào thức ăn, hoặc dùng Iodine nồng độ:1-5 ppm tạt đều trên mặt ao.

Bệnh thối đuôi

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Bệnh nhẹ thì đuôi biến thành màu đen rách từng góc, nặng thì đuôi sưng tấy to, có dịch bên trong chân tôm bị đứt.

Bệnh này phổ biến với tôm chân trắng.

Nguyên nhân do bị cảm nhiễm nhiều loại vi khuẩn ăn mòn vỏ kitin

Cách phòng trị: Dùng Iodine nồng độ: 1-5 ppm tạt dều trên ao hoặc dùng Saponin nồng độ: 10-15 ppm ( ngâm nước tạt đều trên ao).

Bệnh đỏ chân

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Do phần gốc chân phần đầu ngực hay ở mang hoặc trên vỏ giáp khu vực tim có những đốm trắng sau lan dần ra các đốt ở phần bụng, 2 bên có những đốm trắng đối xứng nhau, phát triển thành màu đen, cũng có trường hợp cả màu đen và trắng cùng tồn tại.

Nếu tỷ lệ cảm nhiễm cao thì tỷ lệ chết cũng cao.

Nguyên nhân có thể do virus, hoặc do thiếu dinh dưỡng và vitamin.

Cách phòng trị: Khâu cải tạo ao làm triệt để đúng quy trình.

Đồng thời chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi tốt (đặc biệt chất lượng nước ao nuôi).

Dùng Oxytetracyline nồng độ 2-5ppm trộn vào thức ăn cho tôm ăn.

Bệnh nấm tơ bám

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Mang tôm biến màu đen hoặc màu nâu, các chân ngực hay chân bơi có màu xám bám đầy lông tơ.

Nếu bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, xám, xanh trên đó có đầy lông tơ bám gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, lột xác của tôm.

Nguyên nhân do nước ao quá bẩn do đó vi khuẩn Leucothrix mucor có cơ hội phát triển phá hoại tế bào mang và biểu bì của tôm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm ký sinh phát triển.

Cách phòng trị: Giu cho môi trường ao nuôi sạch, không ô nhiễm dùng Saponin từ 2-5ppm hoặc thuốc tím KMnO4 nồng độ 0, 5-3ppm, hoặc dùng formol nồng độ 5-10ppm.

Bệnh tiêm mao trùng

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Tiêm mao trùng bám vào mang, chân bơi, chân bò, mắt vỏ giáp… làm thành một lớp lông tơ có màu đen (xem kính hiển vi), tôm bị bệnh thường nổi lên mặt nước, bơi lờ đờ, bỏ ăn, phản ứng chậm, không lột xác được.

Mặt khác ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hô hấp của tôm ( tiêm mao trùng có nhiều loại: trùng hình chuông, hình roi, hình đế dầy…) nguyên nhân do chất lượng nước ao nuôi tôm xấu.

Cách phòng trị: Gĩư cho môi trường nước ao nuôi sạch, định kỳ dùng men vi sinh và chế phẩm sinh học, Dolomid, zeolite, Saponin, KMnO4, formol, Iodine…

Bệnh đốm đen

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Vỏ giáp đầu ngực hoặc chân bơi, chân bò của tôm chuyển thành màu đen hoặc đốm đen sau đó lõm xuống tạo thành vết.

Nếu bệnh nặng thì các phần phụ chân bơi, chân bò bị, lở, loét hoặc đứt…Nguyên nhân có thể do vi khuẩn xâm nhập vào.

Cách phòng trị: Dùng formol nồng độ 15-25ppm, sau đó thay nước mới.

Kết hợp trộn thuốc Aureomycin hoặc Oxytetracyline từ: 0,5-3ppm

Bệnh mềm vỏ

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Tôm có màu xỉn, sau khi tôm lột xác vỏ không cứng, vỏ bị mềm, vỏ rời thịt, tôm bơi chậm chạp, bỏ ăn, không lột xác được và chết.

Nguyên nhân do môi trường nước ao nuôi xấu, tôm kém ăn, thức ăn không đủ dinh dưỡng kéo dài…

Cách phòng trị: Cấp nước mới, quản lý đáy ao, thức ăn dư thừa, điều chỉnh sự phát triển của tảo phù hợp.

Dùng chế phẩm sinh học- men vi sinh cải thiện đáy ao và nước nuôi, giữ pH ổn định trong khoảng 7,5-8,5.

Bệnh co cơ hay (hoại tử ở cơ)

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Phần bụng tôm có màu trắng đục có khi toàn thân trắng trắng đục.

Có những trừng hợp toàn thân tôm co cứng lại mắt lồi ra rồi chết.

Nguyên nhân do có sự thay đổi đột ngột của môi trường: nhiệt độ tăng cao hoặc nồng độ muối quá lớn…

Cách phòng trị: thả mật độ tôm vừa phải, phù hợp với trình độ quản lý, kỹ thuật, mùa vụ, thời tiết khí hậu của từng địa phương.

Vào mùa nóng hoặc mùa lạnh ao nuôi tôm phải đạt được độ sâu mực nước ≥ 2m.

Bệnh đầu vàng

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Bệnh đầu vàng (YHV), chỉ là sợi đơn hình que được bao bọc bởi bào chất, virus gần giống với các virus thuộc họ Coronavus.

Có 2 dạng bệnh đầu vàng gây chết cấp tính hoặc gây bệnh mãn tính.

Tôm bệnh đầu vàng dạng cấp tính thường chết vào khoảng 20-45 ngày nuôi với mức độ chết 1000/00 trong vòng từ 3-5 ngày.

Thân tôm thường chuyển sang màu tái, mang và gan tuỵ có màu vàng nhạt.

Tôm bệnh đầu vàng dạng mãn tính thường chỉ gây chết ở tháng nuôi thứ ba trong điều kiện không quản lý được môi trường ao nuôi.

Cách phòng trị: Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị.

Phòng bệnh, tránh lây lan là chủ yếu( kiểm dịch tôm bố mẹ, tôm giống, cải tạo ao đìa, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn tốt).

Nếu dịch bệnh bùng phát phải xử lý kịp thời và triệt để, tránh mầm bệnh phát tán lây lan…

Bệnh đốm trắng

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là do virus gây hội chứng đốm trắng (wssv).

Đốm trắng do virus thường xuất hiện ở vỏ đầu ngực và ở phần đuôi đốt bụng 5&6.

Các đốm trắng thường có kích thước đều nhau tròn và có tâm trong.

Dạng đốm trắng nhỏ li ti gây chết tôm nhanh và tỷ lệ chết cao hơn so với dạng đốm trắng lớn.

Bệnh này là bệnh nguy hiểm nhất hiện nay và gây thiệt hại nghiêm trọng, tỷ lệ tôm chết lên đến 1000/0 trong vòng từ 2-7 ngày.

Cách phòng trị: Xét nghiệm chọn giống sạch bệnh kết hợp với gây sốc tôm post với formol, loại những cá thể post yếu trước khi thả nuôi.

Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh lấy nước trực tiếp từ ngoài tự nhiên mà nên để lắng khoảng thời gian ít nhất 5-7 ngày, nhằm giảm thiểu virus trong nước cấp.

Đồng thời hạn chế mức thấp nhất sự xâm nhập của các tác nhân chuyên chở mầm bệnh như các loại giáp xác hoang dã.

Định kỳ xử lý formol 25-30pmm.

Chưa có thuốc trị.

Chưa có vaxcine phòng bệnh.

Bệnh nhũn mắt

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh: Do virus xâm nhập cầu mắt của tôm phồng lên, mắt từ màu đen chuyển sang màu tro, dần dần hình thành một màng trắng che lấy mắt, nếu tôm bị bệnh nặng thì toàn thân tôm cũng biến thành màu trắng, hoạt động bơi lội bắt mồi kém, tôm kém ăn, dạt vào bờ hoặc quay tròn trên mặt nước.

Tôm nuôi chết sau 5-7 ngày.

Cách phòng trị: Quản lý môi trường ao nuôi tốt, chất lượng nước và một số yếu tố môi trường ổn định ( như:pH, nhiệt độ nước, sự phát triển của tảo, màu nước ao, đáy ao…).

Chưa có thuốc và vaxcine phòng, trị.

Khuyến cáo: Xử lý bệnh virus đốm trắng và đầu vàng…tránh lây lan trong vùng nuôi tôm thâm canh.

– Trường hợp tôm nuôi phát bệnh trong thời gian tháng đầu: Xử lý chlorine 30-40mg/l để diệt hết tôm trong ao.

Sau 15 ngày nước ao trở nên an toàn, tiến hành cải tạo ao mới thả tôm trở lại.

– Nếu tôm phát bệnh ở tháng nuôi thứ hai: Tiến hành thu bớt tôm bằng xiếc điện, không xả nước ra ngoài.

Sau đó xử lý ao nuôi như trên.

– Nếu tôm phát bệnh ở tháng nuôi thứ ba: Tiến hành thu tôm ngay, sau đó xử lý nước trong ao như trên và tiến hành cải tạo lại ao mới thả tôm giống.

Hội chứng taura (TSV)

Tác nhân gây bệnh: Hội chứng Taura (TSV) gây ra bởi virus hội chứng taura ( TSV).

Nó tạm thời được xếp vào họ Picomaviridae (dựa vào hình thái học của nó).

Dấu hiệu bệnh lý: Hội chứng Taura gây hại nghiêm trọng cho hậu ấu trùng tôm chân trắng (P.vannamei) khoảng 14-40 ngày tuổi, sau khi thả vào ao nuôi, tuy nhiên ở các giai đoạn lớn hơn chúng vẫn có thể bị lây nhiễm nặng.

Hội chứng Taura được chia thành 3 giai đoạn:

10.Giai đoạn cấp tính:

ở giai đoạn này phần lớn tôm nuôi bị chết hàng loạt.

Ở giai đoạn cấp tính biểu mô cutin bị tác động mạnh nhất.

Tỷ lệ tôm chết cao (40-900/00).

Số tôm còn lại sống sót sẽ chuyển qua một giai đoạn chuyển tiếp ngắn rồi sang giai đoạn mãn tính và có thể sống sót.

Giai đoạn cận lâm sàng của việc nhiễm bệnh này được coi là có tham gia vào việc lan truyền bệnh qua vật mang virus Taura sống.

11.Giai đoạn mãn tính của vật mang bệnh:

Ở giai đoạn mãn tính, cơ quan bạch huyết là nơi có ưu thế bị bệnh hơn cả.

Các biện pháp kiểm soát bệnh:

Khả năng loại trừ bệnh phụ thuộc vào việc loại bỏ hoàn toàn nguồn tôm lây nhiễm, việc tiệt trùng cơ sở nuôi, tránh tái nhiễm virus ( từ các thiết bị nuôi ở gần đó, tôm tự nhiên hoặc các vật mang bệnh cận lâm sàng…) và thả lại tôm giống mới sạch virus hội chứng Taura (TSV), từ nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh virus hội chứng Taura.


Có thể bạn quan tâm

Một số giải pháp quản lý sức khỏe cá nuôi vào thời điểm chuyển mùa Một số giải pháp quản lý sức khỏe cá nuôi vào thời điểm chuyển mùa

Thông thường từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, do ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông Bắc, các ao nuôi thường có sự biến đổi bất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm lớn, dẫn đến cá nuôi thường hay mắc bệnh do không kịp thích nghi với sự thay đổi về môi trường sống.

30/05/2015
Sử dụng phụ phẩm khí sinh học góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá Sử dụng phụ phẩm khí sinh học góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng phụ phẩm khí sinh học (KSH) để nuôi cá đã làm tăng sự phát triển thủy sinh vật trong ao (các tảo, rong rêu, bọ nước…)

30/05/2015
Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực Ba phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực

1. Phương pháp thủ công. Cá rô phi ương từ cá bột được 3-4 tháng đã có thể phân biệt đực, cái bằng mắt thường thông qua nhận biết phần phụ sinh dục của chúng, nhờ thế có thể tách riêng cá đực để nuôi.

30/05/2015
Những lưu ý để cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả Những lưu ý để cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả

Cho cá ăn là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình nuôi cá, nó quyết định đến năng suất, sản lượng và giá trị của sản phẩm nuôi là con cá. Nếu cho cá ăn đủ cá sẽ lớn nhanh, đồng đều; nếu thức ăn không đủ sẽ khiến cá phân đàn, chậm lớn, gầy yếu; nếu dư thừa thức ăn sẽ ô nhiễm môi trường và lãng phí thức ăn.

30/05/2015
Bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi Bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi

Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống như trắm, trôi, mè thì một số hộ nuôi đã chọn thêm đối tượng cá rô phi đơn tính làm đối tượng nuôi chính để tăng năng suất.

30/05/2015