Cách nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả
Cách điều chỉnh độ pH nuôi tôm
Trong nuôi tôm thẻ, việc đo đạc các yếu tố môi trường hàng ngày để sớm phát hiện những biến động bất thường và điều chỉnh cho kịp thời là điều hết sức quan trọng.
Nhất là trong thời điểm nắng nóng như hiện nay làm cho nhiệt độ nước ao tăng, tảo bùng phát mạnh làm pH nước ao tăng cao (vào buổi chiều) và gây thiếu ôxy hòa tan vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Nhiệt độ và pH tăng cao sẽ làm tăng độc tính của Ammonia, đặc biệt là đối với các ao vừa mới bị “sụp” tảo (chết tảo hàng loạt).
Khi hàm lượng NH3 tăng, gặp điều kiện pH tăng >9 có thể sẽ làm cho thân tôm có màu hồng và cũng có thể làm tôm chết.
Trong trường hợp này, bà con cần áp dụng các biện pháp như sau:
– Thay nước 30 – 40% để loại bỏ bớt một lượng tảo, vi khuẩn, chất hữu cơ lơ lửng…).
Nước thay phải có chất lượng tốt, đã qua xử lý trong ao lắng.
– Sử dụng ngay các sản phẩm có chứa chất Yucca schidigera để hấp thu nhanh NH3, giảm “sốc” cho tôm, nhất là vào thời điểm tôm lột xác.
Sản phẩm có chứa Yucca schidigera hiện có rất nhiều trên thị trường, nhưng khi mua cần lưu ý chỉ mua sản phẩm của những công ty lớn, có thương hiệu, có uy tín lâu năm trên thị trường thì chất lượng mới đảm bảo, dùng mới có hiệu quả.
Đối với Zeolite, nhiều tài liệu công bố kết quả nghiên cứu cho thấy Zeolite chỉ có hiệu quả hấp thụ khí độc trong môi trường nước có độ mặn thấp (< 10 ppt).
Vì vậy bà con cần lưu ý khi sử dụng.
- Giảm pH bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học, kết hợp với mật đường (rỉ đường).
Chế phẩm sinh học nên xử lý định kỳ 1 lần/ 1 tuần.
Rỉ đường có thể sử dụng ngày cách ngày cho đến khi thấy pH giảm xuống dưới 8 (vào buổi chiều) là được.
Chế phẩm sinh học cũng cần lựa chọn sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín lâu năm được người nuôi tôm tin dùng.
Thành phần chủ yếu chứa các chủng vi khuẩn Bacillus.
Cách điều trị bệnh ở tôm
Mặc dù nuôi tôm thẻ chân trắng phải đầu tư khá lớn nhưng kinh nghiệm, sự am hiểu của bà con về đối tượng này còn khá hạn chế.
Khi thấy tôm trong ao có các dấu hiệu như giảm ăn, đường ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc, phân lỏng, nhão, gan tụy thay đổi màu sắc chuyển sang màu vàng nhạt hoặc màu xanh, thể tích khối gan tụy nhỏ lại, có tôm chết trong nhá (vó) thì nhiều khả năng là tôm đã bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND hay còn gọi là Hội chứng chết sớm – EMS).
Cần phải xử lý ngay lập tức khi phần lớn đàn tôm trong ao còn ăn mồi.
Việc xử lý, điều trị đối với bệnh này cần phải tiến hành song song cả 2 cách- trộn thuốc cho tôm ăn và xử lý diệt khuẩn trong nước ao nuôi.
– Đối với diệt khuẩn nước ao nuôi- không nên dùng các loại hóa chất có thể làm chết tảo như BKC, Chlorine, Protectol GDA, TCCA… mà chỉ nên dùng các loại hóa chất như Virkon A, Iodine.
– Đối với việc dùng thuốc trộn vào thức ăn cho tôm ăn: Cần lưu ý là tuyệt đối không nên dùng Oxytetracycline hoặc các sản phẩm có chứa Oxytetracycline.
Lý do không phải vì Oxytetracycline là loại thuốc bị cấm sử dụng (cho đến nay Oxytetracycline là loại thuốc được khuyến cáo hạn chế sử dụng), mà chính là vì Oxytetracycline không có tác dụng điều trị khỏi bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao trong 2 năm qua, người nuôi sử dụng Oxytetracycline vừa tạt xuống ao, vừa trộn vào thức ăn cho tôm ăn mà tôm vẫn chết.
Một số trường hợp có thể thấy tôm ngừng chết trong khoảng thời gian 10 – 15 ngày, nhưng sau đó lại bị chết trở lại.
Tình trạng như vậy cứ tiếp diễn, tái đi, tái lại để rồi cuối cùng khi thu hoạch tỷ lệ sống không còn được bao nhiêu, người nuôi càng kéo dài, càng theo đuổi thì càng bị thiệt hại nghiêm trọng hơn.
Để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao, cần thường xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý môi trường, quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi.
Khi phát hiện tôm trong ao nuôi có những dấu hiệu bất thường thì điều đầu tiên phải làm là kiểm tra thật kỹ các yếu tố môi trường.
Nếu tất cả đều nằm trong phạm vi tốt thì có thể nghĩ đến vấn đề bệnh.
Trong trường hợp này, trước khi tiến hành xử lý cần tham vấn ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu về nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là nuôi tôm – để từ đó có cách giải quyết, xử lý phù hợp nhất, vừa đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong phòng, trị bệnh, vừa đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, vệ sinh môi trường, an toàn sinh học.
Có thể bạn quan tâm
I. LỢI ÍCH CỦA NUÔI TCX Ở RUỘNG LÚA - Nâng cao giá trị, lợi ích của vùrig đất ruộng độc canh lúa, có mặt nước kết hợp với nuôi TCX lên.
I. CHỌN MƯƠNG - AO - SÔNG ĐỂ NUÔI TCX - Nơi có môi trường nước thích hợp cho sinh sông của tôm suốt thời gian nuôi (theo đặc điểm sinh thái và môi trường sống của tôm).
Tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên), Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình dự án “Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”, do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:
Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công vào tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.