Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng
Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Dự án đầu tư cho 1 hộ dân tại ấp 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển với diện tích là 0,5 ha, mật độ thả trên 100 con/m2, vốn đầu tư gần 400 triệu đồng; trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 30%. Sau 2 tháng thu tỉa được 2 tấn. Sau 2,5 tháng, thu hoạch được khoảng 5 tấn, tôm đạt kích cỡ 81 con/kg, giá bán là 115.000 đồng/kg. Sau 2 đợt thu hoạch gần 7 tấn. Tổng thu được gần 800 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.
Đối với huyện Ngọc Hiển, phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp còn nhiều khó khăn so với các huyện khác nhất là đối với việc thiết kế đầm nuôi, lộ giao thông chưa phát triển đồng bộ và điện phục vụ cho nuôi tôm. Qua thu hoạch tôm thẻ chân trắng từ mô hình thử nghiệm thành công là tiền đề để người dân học tập và làm theo.
Ngoài ra, việc áp dụng một số tiêu chí của VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, kiểm soát, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Kết quả đạt được của dự án sẽ tiến hành nhân rộng trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tính đến giữa tháng 6.2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước.
Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.
Sáng 24.7, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%, trong đó tỉnh Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông 66,8%.
Theo nhu cầu sinh lý nước của cây ngô, ngô cần ít nước ở thời kỳ sinh trưởng đầu và cần rất nhiều nước khi bắt đầu phân hóa cờ cho đến khi chín sữa. Nhưng nhìn chung, qua từng thời kỳ sinh trưởng, đảm bảo được nhu cầu độ ẩm đất thích hợp sẽ giúp cây ngô đạt năng suất cao.