Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Thịt Trắng

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Thịt Trắng
Ngày đăng: 09/12/2011

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên tại các vùng nước sạch đều có thịt màu trắng, trong khi cá tra nuôi hầm, bè thịt cá thường bị vàng, nên hiệu quả xuất khẩu không cao.Nguyên nhân chính là do môi trường nước nuôi và nguồn thức ăn. Kinh nghiệm của người nuôi cá tra ở Đồng Tháp cho thấy: nếu sử dụng các loại thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng... chất kết dính (bột gòn) chắc chắn thịt cá sẽ có màu vàng.

Khắc phục:

Sử dụng thức ăn: nhiều hộ nuôi cá tra cho biết, cùng với thành phần thức ăn như rau muống, cám tấm nấu, cá tạp xay nhuyễn... nếu được ủ lên men bằng hèm rượu sau 24 giờ mới cho cá ăn thì thịt cá sẽ trắng đẹp do quá trình ủ lên men đã phân huỷ một số diệp lục tố trong rau muống. Theo kinh nghiệm, với thành phần thức ăn 45% cám, 40% cá biển, 15% bã hèm rượu, phối thêm ít vitamin, Premix. Ngày trung bình thay nước 5 giờ (khoảng 15% nước ao, dù tảo có phát triển nhưng chất lượng cá vẫn không bị vàng).
Điều này cho thấy, bã hèm rượu với một lượng vừa phải, khoảng 10 – 15% bổ sung liên tục vào thành phần thức ăn của cá, sẽ giúp cá có sức đề kháng tốt, ít bệnh và cá đạt tỷ lệ thịt trắng cao.Môi trường nuôi:
Trên thực tế, cá tra nuôi ao nước tĩnh, ít thay nước, hệ số thức ăn thấp, tỷ lệ sống cao, cá ít bị bệnh nhưng thịt hay bị vàng. Cá tra nuôi ao bãi bồi có chế độ thay nước thường xuyên, hệ số thức ăn cao, tỷ lệ sống thấp hơn, thịt cá thường có màu trắng. Với cá nuôi bè, đăng quầng nước chảy, hệ số thức ăn cao, tỷ lệ sống đạt 70 – 75%, nhưng thịt cá trắng đẹp. Song mô hình này phải theo dõi chăm sóc tốt vì cá thường bị bệnh do phụ thuộc thường xuyên vào môi trường nước.Như vậy, nếu giữ được môi trường nước nuôi trong sạch, không để tảo phát triển bằng các mô hình nuôi chủ động thay nước như nuôi đăng quầng, nuôi trong ao ven sông, có chế độ ăn thích hợp và định kỳ xử lý đáy ao nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, kết hợp với kinh nghiệm cho thêm hèm rượu trong thức ăn, sử dụng con giống nhân tạo, cá tra thương phẩm sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài ra, nuôi cá tra thương phẩm cần phải chú ý đến thời điểm nước xoáy (vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch). Lúc này, nước sông có màu đỏ son, cá tra nuôi bè, đăng quầng sẽ bị ảnh hưởng đến màu thịt. Vì vậy người nuôi hạn chế thu hoạch vào thời điểm này.Trong những ngày nắng nóng kéo dài (nhiệt độ nước sông trên 290C và nhiệt độ nước ao nuôi trên 380C) cũng có thể làm cho màu và thịt cá tra kém chất lượng.v


Có thể bạn quan tâm

Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ hệ gen của cá tra, điều này mở đường cho việc nhân giống loài cá có giá trị kinh tế này tốt hơn.

26/11/2019
Tăng tỉ lệ sống cho cá da trơn nhờ muối của acid hữu cơ Tăng tỉ lệ sống cho cá da trơn nhờ muối của acid hữu cơ

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy phức chất propionic acid với canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá da trơn bạc

26/11/2019
Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy tác dụng của thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra.

11/12/2019
Quy trình sản xuất cá tra giống sạch bệnh Quy trình sản xuất cá tra giống sạch bệnh

Nuôi cá tra đang ngày càng giảm hiệu quả do chất lượng cá giống xuống thấp làm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi có khi lên đến 40 - 50%

21/12/2019
Ưu điểm và kinh nghiệm nuôi cá tra nước mặn Ưu điểm và kinh nghiệm nuôi cá tra nước mặn

Mô hình nuôi cá tra nước mặn được hộ gia đình ông Võ Thanh Vân ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thực hiện rất thành công. Đây được coi là mô hình độc đáo

26/12/2019