Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ có thể đạt trên 11 tỉ USD
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, hiện hơn 60% hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản - 2 thị trường chủ chốt trong đàm phán TPP với thuế suất trung bình cho hàng dệt may tại Mỹ trên 17%.
Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã ở mức tăng trưởng 12-13%/năm.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2014 có thể sẽ tăng lên 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỉ USD.
Dự báo khi Hiệp định TPP được thực thi thì với những ưu đãi trong khuôn khổ TPP, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng lên mức trên 20%, nghĩa là Mỹ sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Những cơ hội mà TPP mang lại cho Việt Nam là vô cùng to lớn.
Tuy nhiên không phải khi có hiệu lực, TPP sẽ mang lại ngay những lợi ích cho doanh nghiệp.
Việc tận dụng cơ hội của TPP như thế nào còn tùy thuộc vào những chính sách cũng như nỗ lực của Chính phủ cũng như nỗ lực của chính doanh nghiệp...
Nhằm trao đổi, chia sẻ những cơ hội và cách tiếp cận thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp ngành thời trang dệt may, da giày, tại hội thảo các chuyên gia trong và ngoài nước đã cung cấp các thông tin về triển vọng bán lẻ, xu hướng nguồn hàng tại thị trường Mỹ và các giải pháp để doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam chiếm lĩnh thị phần trong điều kiện kinh doanh toàn cầu thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của giấy chứng nhận trách nhiệm toàn cầu về sản phẩm may mặc đối với nhà nhập khẩu Mỹ và Hội chợ tìm kiếm nguồn hàng lớn nhất tại Mỹ về thời trang dệt may, da giày Sourcing at Magic.
Đây là nguồn cung ứng và điểm đến cho người mua và các chuỗi cung cấp lẻ cho các thương hiệu thời trang của Mỹ trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, huyện Thăng Bình đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến thiết bị sản xuất, nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề nước mắm Cửa Khe (thôn 6, xã Bình Dương).
Góp phần thực hiện tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Nam đã nỗ lực đầu tư gần 400 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ADB, KFW, ADB mở rộng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện.
Kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được xem là hướng đi quan trọng để tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như kỳ vọng.
Cùng với cải hoán, nâng cấp cho tàu cá, ngư dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên gia cố, bọc thép thân tàu để thực hiện việc bám biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải được hiệu quả hơn.
UBND tỉnh vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phải đảm bảo cho các khu công nghiệp dệt may (KCNDM) trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững.