Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đức Linh (Bình Thuận) Cho Vay Mua Bò Tự Chọn

Đức Linh (Bình Thuận) Cho Vay Mua Bò Tự Chọn
Ngày đăng: 15/05/2014

Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…

Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam nâng mức cho vay hộ nghèo, cận nghèo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng khiến dư luận rất quan tâm, nhất là nỗi vui mừng của những hộ nghèo và cận nghèo.

Vì sao họ mừng, bởi trước đây định mức cho vay 30 triệu đồng nhưng chưa có nhiều hộ được vay hết mức, đơn giản là các tổ trưởng và một số cán bộ liên quan chưa mạnh dạn cho vay hết mức vì sợ hộ nghèo… không trả nổi.

Mặt khác, phải nhìn nhận là hộ nghèo ít có phương án kinh doanh hay sản xuất, chăn nuôi… hiệu quả nên tâm lý e ngại vẫn còn cả người vay lẫn cho vay.

Vì vậy, định mức 30 triệu đồng nhưng đa phần chỉ vay ở mức 20 đến 25 triệu đồng/hộ. Một số dự án mà ngân hàng CSXH cho vay hết định mức và mang lại hiệu quả cao là ở Tân Hải, Tân Tiến (La Gi).

Cách đây chừng 6 năm, lúc ấy ông Nguyễn Thanh Tuyền - phụ trách Phòng Giao dịch ngân hàng CSXH, hiện là Phó giám đốc Ngân hàng CSXH Bình Thuận đã giúp dân vay vốn “cán đích” định mức để triển khai trồng thanh long. Chỉ 4 năm sau, nhiều hộ nghèo không chỉ thoát nghèo mà đã trở thành hộ khá. Và đến nay những hộ nghèo ấy đã giàu có tiếng trong vùng…

Trở lại Đức Linh, câu chuyện để dân tự chọn bò, ngân hàng và cán bộ sẽ giám sát và giải ngân với mức cho vay “hết” định mức quy định là cách làm hay khi đưa cho dân quyền tự quyết để thoát nghèo.

Trên thực tế, dự án của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh có trước khi định mức cho vay hộ nghèo, cận nghèo nâng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng, lúc ấy Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh đã làm việc với các hộ dân là ngân hàng sẽ giải ngân 30 triệu đồng/hộ, dân thêm vài triệu đồng của mình tích lũy được để mua cặp bò sinh sản.

Nhưng hiện nay, định mức cho vay hộ nghèo, cận nghèo được nâng lên 50 triệu đồng/hộ đồng nghĩa với việc người nghèo ở Đức Linh có thêm cơ hội mua được 3 con bò.

Trên mặt lý thuyết, nếu biết chăm sóc để bò phát triển tốt thì khoảng 3 năm, người nghèo nuôi bò sẽ thu hồi vốn và có lãi số bò mẹ, năm thứ 4 họ sẽ thoát nghèo và cách thoát nghèo này mang tính bền vững khá cao như cách làm cho vay hết định mức của ông Nguyễn Thanh Tuyền trước đây .

Chị Phan Thị Ngọc Anh, hộ nghèo ở xã Sùng Nhơn đang đăng ký vay để mua bò, tâm sự: “Nếu vay 10 triệu đến 20 triệu đồng rất khó đầu tư có chiều sâu để thoát nghèo. Được UBND xã và Ngân hàng CSXH cho vay theo cách người dân tự chọn bò giống của người quen trong xã tôi rất an tâm và cơ hội thoát nghèo bền vững như đang hiện hữu cho những hộ nghèo, cận nghèo chúng tôi”.

Ông Lê Văn Nhị - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh cho biết: Hiện nay, dân nuôi bò sinh sản rất có hiệu quả kinh tế, ở Đức Linh nhiều hộ nghèo, cận nghèo tha thiết được vay đầu tư mua bò. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh đã phối hợp với UBND xã Sùng Nhơn triển khai cho vay thí điểm ở 3 tổ/30 hộ. Nếu thành công sẽ nhân rộng mô hình ra toàn huyện…

Cách làm mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi hy vọng Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh sẽ thành công khi dám sáng tạo và nhiệt huyết để giúp hộ nghèo, cận nghèo trong huyện tìm cách thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu…

4 tháng đầu năm 2014 Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Đức Linh cho 3.362 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay 10 chương trình với tổng dư nợ trên 204 tỷ đồng, đạt gần 100% kế hoạch trên giao…


Có thể bạn quan tâm

Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

07/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

07/09/2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

07/09/2015
Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

07/09/2015
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Theo báo cáo của các địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 21.000ha, gây tổn thất lớn về kinh tế của người nuôi và ngân sách nhà nước; người nuôi còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong phòng, chống, trị bệnh cho tôm dẫn đến một số nước đã ngừng hoặc cảnh báo tôm Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

07/09/2015