Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà-Phê Đạt Hơn 3 Tỷ USD

Dù giảm so với niên vụ trước nhưng khối lượng và kim ngạch cà-phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2012-2013 vẫn đạt hơn 1,3 triệu tấn và hơn 3 tỷ USD.
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Nếu tính cả niên vụ 2012-2013 (từ tháng 10-2012 đến 9-2013), tổng lượng cà-phê nước ta xuất khẩu đạt 1.417.878 tấn, đạt tổng kim ngạch hơn 3,038 tỷ USD, giảm 11,2% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với niên vụ 2011-2012.
Tuy vậy, đây là năm thứ ba ngành cà-phê nước ta đạt được khối lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn và kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Hơn nữa, với mức giá cà-phê nhân xô trung bình từ 38 triệu đến 39 triệu đồng/tấn, người trồng cà-phê vẫn có lãi.
Về thị trường, trong niên vụ 2012-2013, Đức đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu cà-phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 10% thị phần; Hoa Kỳ đứng thứ hai với 8% thị phần.
Ngành cà-phê sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn trong niên vụ tới khi tình trạng hạn hán đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khoảng 40.000 ha và khiến 5.000 ha cà-phê bị mất trắng. Bên cạnh đó, tình hình sâu lạ, bệnh, thoái hóa giống cà-phê cùng với giá nhiều loại vật tư đầu vào tăng cao khiến hoạt động canh tác cà-phê bị thu hẹp và đối mặt nhiều rủi ro.
Do vậy, Vicofa dự báo sản lượng cà-phê của niên vụ 2013-2014 sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ trước.
Related news

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào vườn cây ăn trái tại huyện Chợ Mới (An Giang), nhiều nhà vườn ở xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) thực hiện trồng xoài ba màu theo hướng VietGAP mang lại hiệu quả, giúp tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

Nhiều ngày qua, người trồng dưa hấu ở các tỉnh miền Trung cũng như thương lái đứng ngồi không yên trước cảnh hàng nghìn xe dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Tại Phú Yên, giá dưa liên tục giảm, nông dân và thương lái lại phải đóng nhiều khoản phí do địa phương quy định, khiến họ lâm cảnh lao đao.

Xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay gặp khó khăn đã kéo giá cá tra nguyên liệu xuống mức thấp còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi. Chẳng những bị lỗ, hàng loạt hộ nuôi cá ở Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ… còn bị các doanh nghiệp nợ tiền mua nguyên liệu kéo dài không trả hoặc chỉ trả “nhỏ giọt”, khiến người nuôi khốn đốn…

Vợ chồng anh Lâm Phú Lợi (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã nói như thế về sự đổi thay cuộc sống từ khi nuôi ếch giống đến nay.

Thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 - 2020.