Kiều Nữ Chân Dài Dễ Bán

Khô nhái hay còn được gọi với tên mỹ miều là: “Kiều nữ chân dài” là loại đặc sản độc đáo được hình thành hơn 3 năm nay tại huyện Tịnh Biên (An Giang).
Anh Võ Văn Liền, người đầu tiên làm nghề này ở huyện Tịnh Biên cho biết, cách làm khô nhái học được từ các tiểu thương ở Campuchia.
Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.
Loại khô này đang là món “khoái khẩu” của các nhà hàng, khách sạn và dân ăn nhậu sành điệu ở miền tây hiện nay.
Anh Liền cho biết thêm: Để có nhái phơi khô bán cho thương lái thì anh đã đặt hàng với nhiều người soi nhái ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Giá nhái sống anh thu mua dao động từ 40.000 – 50.000đ/kg/tùy theo loại lớn hay nhỏ. Sau đó, anh thuê khoảng 8 hộ lột da nhái. Nhờ vậy, các hộ này cũng có thêm phần thu nhập.
Làng làm khô nhái ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên có gần 10 hộ tham gia sản xuất, bình quân mỗi ngày các hộ này thu mua khoảng 400kg nhái tươi (con nhái còn sống). Sau đó đưa cho những người làm thuê cắt, lột da nhái và chuyển sang rửa sạch rồi ướp gia vị, đem phơi nắng hai ngày là có thể sử dụng được.
Thông thường khách mua về chiên ăn vì nó giòn và có hương vị đặc biệt thơm ngon. Theo nhiều người trong nghề cho biết, cách làm khô này không khó nhưng cần sự cần mẫn trong việc lột da nhái (do con nhái nhỏ) và việc ướp gia vị. Do vậy, mỗi sáng sớm là các hộ chế biến đã thu mua nhái sống từ khắp nơi mang về nhà. Toàn xã Vĩnh Trung có trên 60 hộ sống chủ yếu dựa vào việc lột da nhái thuê. Chủ khô nhái trả 3.000đ/kg nhái lột xong da.
Do con nhái là loài vật hoang dã sống trong ruộng đồng nên ai chịu khó đi bắt cũng kiếm được từ 300.000 đến 400.000đ/đêm. Vì vậy, nghề này ngày càng phát triển và thương hiệu vang xa.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tổ chức lớp tập huấn “Công nghệ bảo quản sản phẩm và ứng dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu khai thác hải sản xa bờ” cho 30 học viên là ngư dân trong tỉnh.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong số các công cụ trợ thủ đắc lực cho nhà nông, giúp quản lý dịch hại, nâng cao năng suất và hiệu quả SX cây trồng.

Dự báo từ nay đến năm 2016, miền Trung – Tây Nguyên sẽ tiếp tục hứng chịu hạn nghiêm trọng do hiện tượng El Nino kéo dài, phức tạp nhất trong vòng 60 năm qua.

Sau hơn 18 tháng triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), xã Cẩm Sơn (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã lắp đặt trên 200 công trình khí sinh học (hầm biogas).

Vừa qua, Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang phối hợp với UBND huyện Xín Mần tổ chức tổng kết mô hình thâm canh cây chè theo tiêu chuẩn GAP tại xã Khuôn Lùng.