Kiến Nghị Gỡ Khó Cho Doanh Nghiệp Cá Tra
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết đang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hỗ trợ 2.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp cá tra vượt qua khó khăn.
Theo Vasep, trong khi thị trường xuất khẩu đang tiến triển khả quan thì nguồn nguyên liệu và thiếu vốn đang đẩy nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi vào cảnh “treo” ao và nhà máy ngừng hoạt động.
Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu
Tại hội nghị sơ kết xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm do Vasep tổ chức tại TPHCM, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết xuất khẩu quí 1 đã đạt hơn 420 triệu đô la Mỹ, tăng 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các thị trường ở khu vực châu Mỹ có mức tăng trưởng khá tốt, với Brazil tăng 150%, Chile 125%, Mỹ 40%, Mexico 26%,… Chỉ riêng khu vực này, theo đánh giá của Vasep, sẽ mang về 200 triệu đô la Mỹ trị giá xuất khẩu trong năm nay. “Các thị trường khác cũng giữ mức tăng trưởng ổn định và theo tôi mục tiêu xuất khẩu 2 tỉ đô la Mỹ của ngành cá tra năm nay là trong tầm tay”, ông Hòe nói. Giá trị xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ.
Trong khi đó, ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep nhận định:“ Kinh tế thế giới càng khó khăn thì cá tra càng được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới lựa chọn do giá rẻ hơn các loại cá cùng loại mà chất lượng lại tốt. Đây chính là thời cơ của cá tra Việt Nam”, ông nói.
Tuy nhiên, theo ông Minh, mục tiêu chỉ đạt được khi nguồn vốn cho doanh nghiệp được khơi thông.
“Cờ hiện trong tay các ngân hàng. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt tín dụng như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp cá tra sẽ có thể phá sản trong quí 3 này”, ông Minh nhận định.
Hơn một nửa nhà máy ngừng hoạt động
Tại hội nghị, nhiều ý kiến nêu rằng việc tiếp cận vốn khó khăn đã khiến hoàng loạt các doanh nghiệp cá tra thu hẹp hoạt động sản xuất hay sản xuất cầm chừng.
Hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cá tra từ chỗ được đánh giá là đầy tiềm năng, thì nay được đưa vào danh sách các ngành có tính rủi ro cao, nhất là sau những thông tin xấu về phá sản của một vài công ty xuất khẩu cá tra, đã khiến ngân hàng càng thắt chặt tín dụng ngay cả đối với các doanh nghiệp có dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu tốt. Điều đó làm hàng loạt công ty gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn để tiếp tục duy trì sản xuất.
“Tiền bán cá quí 1 chưa thu hồi được lại bị ngân hàng đòi nợ, khiến chúng tôi lâm vào cảnh khốn cùng, không có tiền mua cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu tiếp, làm giá cá giảm từ 26.000 đồng xuống còn 22.000 – 23.000 đồng/kg như hiện nay” – giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL nêu thực trạng.
Theo các doanh nghiệp, lượng cá sử dụng để chế biến xuất khẩu trong quí 1 chủ yếu là hàng tồn kho từ năm trước chuyển sang. Và với giá thu mua nói trên, người nông dân cầm chắc lỗ vì giá thành cá tra theo công bố của ngành thủy sản một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp hiện nay đã hơn 23.000 đồng/kg.
Việc thiếu vốn trầm trọng hiện đã làm nhiều nhà máy rơi vào tình trạng ngưng hoạt động. Theo Vasep, hiện có hơn 50% các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ngừng hoạt động hoặc đang hoạt động cầm chừng. Tình trạng này cũng kéo theo hơn 40% các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản cũng đã ngừng hoạt động và hàng loạt dự án đầu tư bị ngưng trệ.
Related news
Cty chúng tôi cũng như các DN đầu tư trong lĩnh vực SX, nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện nay đang có những vấn đề rất cần những nghiên cứu của nhà khoa học.
Trong khi dư luận vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc một số loại hoa quả tẩm thuốc bảo quản để một thời gian dài không hỏng, việc mua bán các loại hóa chất này vẫn diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan quản lý. Những loại hóa chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, báo cáo tình hình KT – XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 đã và đang có những dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong năm 2015.
Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.