Kiểm Soát Cá Tầm Nhập Lậu Tại Sân Bay
Đây là chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, tại cuộc họp giao ban quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm diễn ra chiều 11/6 tại Hà Nội.
Theo đó, Cục Thú y phải tiến hành ngay việc kiểm soát vận chuyển cá tầm tại các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Trước những thông tin cá tầm được vận chuyển rất nhiều qua đường hàng không, bà Thu khẳng định không có lý gì cá tầm vận chuyển qua đường hàng không nội địa nhiều như thế mà cơ quan thú y không hề kiểm tra được. Cá tầm được nuôi ở miền Nam và miền Trung nhiều hơn miền Bắc nên bình thường thì phải vận chuyển cá tầm thương phẩm từ miền Nam, miền Trung ra Hà Nội. Thế nhưng hiện nay, cá tầm thương phẩm đang được vận chuyển từ Hà Nội vào TP HCM để tiêu thụ, có nghĩa 100% nguồn cá tầm này là nhập lậu từ Trung Quốc về.
“Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được cá tầm nhập lậu vì quản lý việc này dễ hơn rất nhiều so với quản lý và kiểm soát gia cầm nhập lậu” - bà Thu nói.
Có thể bạn quan tâm
Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"
Cục Chăn nuôi kiến nghị, cần có hỗ trợ để khôi phục cho những người chăn nuôi như không cắt điện khu vực chăn nuôi trang trại tập trung, hỗ trợ tín dụng để duy trì đàn...
Thời gian qua, trên một số trang báo điện tử đưa tin Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện “Trifluralin trong cá điêu hồng” tại chợ đầu mối Bình Điền trước và sau Tết Nguyên Đán 2012... gây ra dư luận hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh cá.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có gần 800 ha vải bị bọ xít gây hại (mật độ bình quân 2 - 3 con/cành, chỗ cao 7 con/cành).
Theo tính toán của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khoản chi trên được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa (có hiệu lực từ ngày 1.7 tới).