Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.
Qua thực nghiệm tại Viện lúa ĐBSCL và trong hàng trăm hộ nông dân tại Cần Thơ cho thấy: sau thời gian trữ 9 tháng, hạt lúa giống vẫn còn nguyên màu như lúc mới thu hoạch, sâu mọt trong túi nhựa PE giảm gần như không còn, chỉ có vài con sâu hoặc mọt trong 1kg hạt giống. Hạt nảy mầm trên 90%, mầm khỏe, mọc nhanh, tăng trưởng đồng đều (trữ lúa giống trong các bao đựng phân bón, lu, khạp... như trước đây thì số sâu mọt có trên 700 con/1kg hạt giống).
Được như vậy là nhờ miệng bao PE trữ lúa giống được cột chặt, hạn chế đến mức thấp nhất sự trao đổi không khí trong và ngoài túi làm cho độ ẩm hạt lúa đựng trong đó không thay đổi, trong khi đó độ ẩm trong bao (đựng phân bón) mà nông dân sử dụng lâu nay để trữ lúa giống tăng 30% sau 6 tháng mùa mưa. Ngoài ra, lúa đựng trong bao PE vẫn "hô hấp" bình thường, nhưng lượng oxy giảm dần đến mức cạn kiệt (có tác dụng làm côn trùng không sống được) và lượng khí CO2 càng gia tăng do hạt giống phóng thích năng lượng (giúp hạn chế sự phát triển các loài nấm mốc gây hại hạt giống).
Thành công này giúp nông dân có thể bảo quản lúa giống vụ đông xuân để sử dụng cho vụ hè thu và các vụ khác trong năm, vì lúa giống vụ đông xuân có chất lượng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.
Là đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa từ nhiều năm nay và cũng là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có quy mô lớn nhất của tỉnh hiện nay, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã triển khai chương trình liên kết sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2014 - 2015 với nhiều điểm mới. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Tigifood cho biết, điểm mới thứ nhất là quy mô diện tích được ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa được mở rộng chưa từng có.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP phân tích thêm: “Nhu cầu vẫn tiếp tục rất lớn. Nhưng khi các nước nhập khẩu họ có đa dạng nhà cung cấp, chúng ta phải tính đến xu thế phải đảm bảo các tiêu chí. Tôi muốn nói ở đây là cạnh tranh phải bằng chất lượng mới duy trì được mức tăng trưởng, duy trì được hàm lượng giá trị gia tăng”.
Theo ước tính của Infofish, khối lượng nhập khẩu tôm toàn cầu tăng thêm khoảng 5 - 6% trong vòng nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, với xu hướng giá ổn định.
Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.