Khuyến Cáo Hàng Việt Nam Xuất Sang Mexico

Kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.
* Siết chặt kiểm dịch
Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.
Theo đó, SENASICA quy định việc tiến hành kiểm tra thú y về động vật, kiểm dịch thực vật, nuôi trồng thủy sản và cá tại bất kỳ địa điểm và thời gian nào, hoặc tại nơi xuất xứ (nước XK) hoặc địa điểm NK (Mexico). Bên cạnh đó, SENASICA quy định hàng hóa phải được đóng trong hộp, túi và bao bì mới, không có côn trùng và không có dấu hiệu của bệnh. Nhãn hiệu hàng hóa phải phù hợp với thông tin hàng hóa.
Nếu hàng hóa đóng bao, túi, gói, hộp và thùng carton, phải được đặt trên pallets (gỗ hoặc plastic) trong container. Phải làm vệ sinh sạch sẽ cả trong và ngoài container, không có tàn dư chất hữu cơ. Container phải được trang thiết bị làm mát và hệ thống chống dòng chảy.
Hiện tại các DN Việt Nam đang XK vào Mexico 2 mặt hàng chính là gạo (đóng trong bao PP-polypropylene) và cá tra (đóng trong bao PE - polyethylene, đựng trong thùng carton giấy), xếp trực tiếp vào containers không có pallets.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico đề nghị các DNXK trong nước thực hiện quy định trên của phía Mexico, đồng thời tính toán lại giá XK, do phát sinh chi phí pallets. Các DNXK có thể liên hệ với Thương vụ, hoặc Cục BVTV và Cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) để biết thêm thông tin chi tiết.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.