Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ôm nợ bởi thanh long trái vụ

Ôm nợ bởi thanh long trái vụ
Ngày đăng: 25/11/2015

Nhiều diện tích thanh long nghịch vụ của nông dân tỉnh Bình Thuận đã không thể ra hoa, kết trái do bị thiếu điện, không thể chong đèn.

Trong khi đó, giá thanh long dù đang trái vụ nhưng rất thấp, người trồng lỗ nặng.

Một mùa thất bát

Mùa thanh long trái vụ của nông dân Bình Thuận bắt đầu khoảng hơn 1 tháng qua.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, biện pháp chong đèn cả đêm để kích thích thanh long ra hoa trái vụ những năm qua đã có lợi nhuận rất khá nhờ giá cao.

Thế nhưng, năm nay, họ đang phải đối mặt với một mùa thất bát. Nhiều vườn thanh long không thể ra hoa, kết trái do bị thiếu điện đang khiến nông dân tỉnh Bình Thuận gặp khó khăn “Chưa có năm nào như năm nay.

Giá thanh long rớt thê thảm, điện dùng để chong đèn cho thanh long lại thiếu trầm trọng nên chúng tôi đang khó trăm bề” - ông Văn Sĩ Bình, một nông dân xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, than thở.

Vào thời điểm hiện tại, tình trạng nhiều nhà vườn tại 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam (nơi có diện tích thanh long lớn nhất tỉnh Bình Thuận) đang chong đèn cho cây thanh long để đón đầu vụ nghịch nhưng không đậu trái khá phổ biến.

Nhiều vườn rộng cả chục hécta nhưng chỉ lác đác vài vạt ra hoa.

Nhiều vườn thậm chí không ra hoa dù đã chong đèn từ 15 - 20 ngày.

Bà Lê Thị Diễm, ngụ xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, phản ánh: “Cách đây khoảng 4 năm, chúng tôi đã được điện lực địa phương ký hợp đồng lắp đặt bình biến áp để chong đèn thanh long trái vụ.

Sau khi lắp đặt bình biến thế công suất 100KW thì ngành điện cắt giảm công suất chỉ còn 50KW; bình 50KW cắt giảm còn 25KW.

Không đủ điện để sản xuất, chúng tôi phản ánh thì điện lực trả lời do không đủ điện để cung cấp”.

Ngoài việc bị thiếu điện dẫn đến giảm năng suất thì người trồng thanh long ở Bình Thuận cũng đang đau đầu vì giá loại trái này liên tục giảm.

Hiện tại, thanh long loại đẹp chỉ ở mức từ 12.000 - 14.000 đồng/kg.

Do phải đầu tư tiền điện, phân tro, công chăm sóc… khá tốn kém nên với giá này, nông dân vẫn lỗ.

“Vào thời điểm này năm ngoài, giá thanh long từ 24.000 - 25.000 đồng/kg.

Với giá đầu mùa thấp thế này, sắp tới sẽ còn bi đát hơn” - nhiều nông dân khác rầu rĩ.

Xem thường cảnh báo

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Thuận cho biết nguyên nhân cây thanh long không cho trái ngoài yếu tố thiếu điện chong đèn thì một phần là do thời tiết không thuận lợi, bị kiệt sức vì khai thác quá mức.

Công ty Điện lực tỉnh Bình Thuận cũng thẳng thắn thừa nhận dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay, diện tích thanh long có nhu cầu chong đèn nghịch vụ quá lớn, ngành điện không thể kham nổi.

“Còn về việc thanh long ở thời điểm trái vụ mà vẫn rớt giá thê thảm, chúng ta phải thừa nhận diện tích thanh long tăng quá nhanh, đã vượt quy hoạch hàng chục ngàn hécta, đang dẫn tới nguy cơ bất ổn cả trong sản xuất và tiêu thụ” - một cán bộ Sở NN-PTNT phân tích.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, việc tìm kiếm thị trường mới cho việc xuất khẩu thanh long còn hạn chế, người dân vẫn “tự bơi” là chính.

Thống kê cũng cho thấy hiện 80% sản lượng thanh long Bình Thuận chủ yếu được xuất khẩu qua Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, khá bấp bênh.

Nhiều năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đã cảnh báo không vì được giá một vài vụ mà ồ ạt tăng diện tích trồng thanh long nhưng đã không được người dân lưu ý.

Trong khi đó, tăng diện tích cũng phát sinh nhiều vấn đề như: dịch bệnh khó kiểm soát, thiếu hụt điện năng, thị trường bị dội do “cung vượt quá cầu”… Hậu quả của câu chuyện trên, năm nay đã được chứng thực.

Vượt quy hoạch hơn 10.000 ha

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, hiện tỉnh này có trên 26.000 ha trồng thanh long (vượt hơn 10.000 ha so với quy hoạch).

Sản lượng thu hoạch hằng năm đạt trên 500.000 tấn (chiếm 80% sản lượng thanh long cả nước).

Trong đó, diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP toàn tỉnh đạt gần 9.000 ha.


Có thể bạn quan tâm

Mía tím mất mùa, được giá Mía tím mất mùa, được giá

Năm nay, do tác động của hạn hán nên nhiều diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề. Bù lại, vào kỳ thu hoạch, giá mía tăng cao nên phần nào giúp người trồng mía bớt khó khăn.

03/09/2015
Mô hình bắp lai SK100 năng suất đạt 83 tạ/ha Mô hình bắp lai SK100 năng suất đạt 83 tạ/ha

Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo tổng kết mô hình bắp lai SK100 vụ hè thu năm 2015.

03/09/2015
Giá thu mua mía năm nay sẽ ở mức cao Giá thu mua mía năm nay sẽ ở mức cao

Đó là nhận định của hầu hết các nhà máy đường ở khu vực ĐBSCL tại cuộc họp chuẩn bị vào vụ ép mía cho niên vụ 2015 - 2016, do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức vào cuối tuần qua.

03/09/2015
Cách làm vụ đông hiệu quả ở Diễn Châu Cách làm vụ đông hiệu quả ở Diễn Châu

Đối với huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, sản xuất vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính hiệu quả với những cây trồng có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, nông dân trên địa bàn đang khẩn trương thu hoạch cây trồng vụ hè thu, bắt tay vào sản xuất vụ đông.

03/09/2015
Khi rau và hoa trồng chung một nhà kính Khi rau và hoa trồng chung một nhà kính

Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với các loại hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, Đà Lạt, đạt lợi nhuận ổn định trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp trung ương.

03/09/2015