Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có hơn 200 ha lúa mùa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình từ 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao có mật độ 5.000 con/m2 như ở các xã: Nam Hưng, Hợp Tiến, An Bình (Nam Sách); Hồng Khê, Tân Việt, Hùng Thắng (Bình Giang); Ứng Hòe, Vĩnh Hòa (Ninh Giang)...
Thời gian tới, mưa nắng xen kẽ càng khiến rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh, gây hại mạnh. Do đó, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi mật độ rầy từ 2.500 - 3.000 con/m2 cần phun trừ ngay. Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.
Giai đoạn này, nông dân chủ động phun thuốc vào chiều mát, không phun vào bông lúa và nên dùng các loại thuốc như: Chatot 600WG, Chess 50WG, Chersieu 600WG, Hichespro 500WP… để phun trừ.
Lúa giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi, nông dân có thể sử dụng các loại thuốc như: Supergun 600EC; Penalty gold 50EC, Superista 25EC, Bonus gold 60EC, Wavotox 585EC, Bassa 50EC... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Trong quá trình phun thuốc nên rẽ lúa theo hàng, phun tập trung vào phần thân và gốc lúa để diệt rầy hiệu quả.
Related news
Trao đổi với DĐDN, TS Đặng Kim Sơn - Chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển NN- NT khẳng định:
Các địa phương có thốt nốt thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.
Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa thông tin cho hay, trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm từ các nước có sản phẩm xuất khẩu vào Úc đã phát hiện, cá rô phi của Việt Nam có chất cấm.
Giữa tháng 9-2015, một đại diện của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng nguyên nhân đùi gà Mỹ bán giá rẻ trên thị trường Việt Nam có thể là do có sự gian lận thương mại giữa các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam và đối tác xuất khẩu thịt gà của Mỹ.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, Việt Nam chi khoảng 219,03 triệu USD để nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi 3,96 tỷ USD.