Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Phát Tán Chồn Nhung Đen

Không Phát Tán Chồn Nhung Đen
Ngày đăng: 17/08/2013

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương không phát tán chồn nhung đen, đồng thời khuyến cáo người dân không nên nuôi loài vật này do đầu ra chưa có.

Chồn nhung đen bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2011 với những đồn thổi về chất lượng thịt của loại chồn này khiến người dân ở nhiều địa phương bỏ tiền ra mua chồn nhung đen về nuôi mong thu lợi cao.

Hiện nay, đầu ra cho chồn nhung đen chưa có, trong khi xuất hiện những cá nhân trục lợi theo kiểu bán hàng đa cấp đã đẩy giá của 1 đôi chồn nhung đen lên lên tới 3 - 4 triệu đồng (trong khi giá trị thực chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng)

Mới đây, Cục Chăn nuôi đã thành lập Hội đồng khoa học nghiệm thu kết quả khảo nghiệm chồn nhung đen của Viện Chăn nuôi sau 3 năm nghiên cứu. Kết quả cho thấy chồn nhung đen sinh sản mỗi năm 3 - 4 lứa, mỗi lứa 2 - 2,5 con. Tỷ lệ thịt xẻ là 57%, tỷ lệ thịt móc hàm là 47%. Đặc biệt, chồn nhung đen không ăn nhiều thức ăn tinh (chỉ 10 - 15%), còn chủ yếu ăn thức ăn thô xanh.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện tại chúng ta vẫn chưa xác định được yếu tố gây hại của loài vật này. Còn trên thế giới, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã công nhận đây là giống vật nuôi và ngay Trung Quốc cũng đã đưa chồn nhung vào danh mục giống vật nuôi.

Cục Chăn nuôi đã yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo tình hình nuôi chồn nhung đen trên địa bàn. Đến nay mới có 40 tỉnh, thành phố báo cáo, trong đó có 28 tỉnh, thành phố đang nuôi chồn nhung đen ở 293 cơ sở, số lượng trên 13.500 con. Kết quả đánh giá tại 28 tỉnh, thành phố cũng cho thấy thị trường (đầu ra) của chồn nhung đen rất hẹp, người nuôi đều bị lỗ, khả năng phát triển không cao.

Theo đánh giá, chất lượng thịt chồn nhung đen không ngon bằng thịt thỏ; thịt không chắc do ăn ít thức ăn tinh (trong khi loài thỏ đã được phát triển tại nước ta nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn không phát triển mạnh được). Do vậy, nếu sau này chồn nhung đen có được Bộ NNPTNT công nhận là giống vật nuôi mới hay không thì Cục Chăn nuôi cũng không khuyến cáo người dân nuôi loài vật này.

Hiện nay Cục Chăn nuôi đã có văn bản đề nghị các địa phương không phát tán chồn nhung đen, trước mắt tập trung kiểm soát tốt 293 cơ sở đã thống kê được.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường nguồn thủy hải sản bền vững tại Việt Nam Tăng cường nguồn thủy hải sản bền vững tại Việt Nam

Ngày 14.8, Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) khai mạc tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 với thông điệp “Ăn đúng kiểu - Hiểu đúng nguồn”. Chương trình kéo dài đến 24.8, với mục tiêu khuyến khích người tiêu dùng VN lựa chọn nguồn thủy hải sản “xanh”, tức được nuôi trồng hoặc đánh bắt thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.

15/08/2015
Ngư dân được mùa cá cơm săn Ngư dân được mùa cá cơm săn

Gần 2 tháng qua, đa số tàu đánh cá của ngư dân thôn Hòa An (xã Xuân Hòa, TX Sông Cầu, tỉnh Phú yên) cập bến đều đầy ắp cá cơm săn. Ngư dân, ai cũng vui mừng vì các chuyến biển trúng đậm cá cơm săn, sau nhiều năm vắng bóng.

15/08/2015
Huyện U Minh (Cà Mau) triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm Huyện U Minh (Cà Mau) triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện U Minh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm năm 2015 tại xã Khánh Hòa.

15/08/2015
Bạc Liêu được mùa nghêu Bạc Liêu được mùa nghêu

Mỗi ngày người dân khai thác nghêu tại các bãi bồi ven biển huyện Đông Hải, Hòa Bình (Bạc Liêu) thu cả trăm ngàn đồng nhờ nghêu được mùa.

15/08/2015
Đối thoại, tham vấn về quy hoạch vùng trồng và chế biến quế trên địa bàn tỉnh Lào Cai Đối thoại, tham vấn về quy hoạch vùng trồng và chế biến quế trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 12/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức Hội nghị đối thoại công – tư, tham vấn về quy hoạch vùng trồng quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2025.

17/08/2015