Không đủ măng cụt bán, nhà vườn tiếc nuối
Vào tháng 3 năm nay, măng cụt trái vụ được thương lái thu mua tại vườn khoảng 75.000 đồng/kg, giá bán ngoài chợ là 100.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 6 đến nay, măng cụt ở miền Tây đang bước vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, giá không còn cao ngất ngưỡng như hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Cụ thể, giá bán măng cụt cho thương lái dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, còn giá bán ngoài thị trường từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.
Ông Võ Văn Quang, một nhà vườn trồng măng cụt ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết: “Mỗi cây măng cụt trên 20 năm tuổi sẽ cho khoảng 70 kg trái. Với giá bán hiện tại, một số nhà vườn thắng lớn sau 2 năm mất mùa, rớt giá”.
Riêng gia đình ông, do 2 vụ trước măng cụt rớt giá (chỉ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg) nên ông đã đốn hạ gần 200 gốc để trồng chanh không hạt với mong thu được lãi cao. Vì thế, vườn măng cụt của ông hiện tại chỉ còn hơn 150 gốc, lượng thu hoạch giảm đáng kể.
Giá măng cụt tăng cao nhưng không đủ hàng để bán khiến nhiều nhà vườn tiếc hùi hụi
Tương tự, anh Thuận, một nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng tỏ ra tiếc hùi hụi khi đốn hạ gần 90 gốc măng cụt trên 15 năm tuổi của mình để trồng mít giống Thái Lan. “Thấy mấy hộ bên cạnh bán măng cụt có giá tui giận mình vô cùng. Phải chi cố chờ thêm vụ nữa thì vụ măng cụt năm nay nhà tui thắng to” - anh Thuận tỏ ra tiếc nuối.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ sau một cơn mưa trái mùa, nhiều diện tích lúa ĐX ở các huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang sắp thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.
Ngày 18.6, tại TP. Bắc Ninh, T.Ư Hội NDVN tổ chức hội nghị giao ban Công tác hội và phong trào ND khu vực đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu năm 2012. Phó Chủ tịch T.Ư Hội Lều Vũ Điều chủ trì hội nghị.
Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.
Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.
Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận