Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo
Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.
Không nên tưới nước lạnh |
Xây chuồng thoáng mát |
Hiện tượng heo thở dốc như vậy là do nó bài tiết mồ hôi không kịp, cơ thể quá nóng không thoát được hết nhiệt ra ngoài tạo nên. Nếu như trong lúc này lại dội nước lạnh cho heo, do nhận được kích thích quá mạnh vì nước lạnh, các lỗ chân lông trên toàn thân heo sẽ thu nhỏ lại, sự thoát nhiệt ra ngoài càng bị cản trở, nhiệt độ trong cơ thể con vật vì thế mà tăng cao đột ngột, theo đó nhẹ thì heo sẽ bị sốt cao, viêm phổi, còn nếu nặng sẽ làm con vật bị tử vong. Chính vì thế, về mùa hè nhất định không được áp dụng cách dội nước lạnh lên mình heo để giảm nhiệt cho heo.
Nếu như thời tiết quá nóng, thực sự phải giảm làm nhiệt độ cho heo thì có thể nhốt heo ở nơi thông thoáng, mát mẻ, sau đó rắc lên bề mặt nơi nhốt heo một ít nước lạnh (tốt nhất là bề mặt bằng xi măng) để heo có thể nằm nghỉ trên đó, cũng có thể tạo một cái hố trong chuồng heo, trong hố chứa đầy nước mát để heo có thể “đằm mình” trong đó.
Có thể bạn quan tâm
Thông thường trên heo nái mang thai xảy ra hai trường hợp như sau: - Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài sớm. - Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai không phát triển còn các thai khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, một số heo nái đã bị sẩy thai thì lần sau vẫn có thể động dục trở lại và có khả năng thụ thai.
Người ta gọi là khoáng vi lượng vì số lượng cần cho khẩu phần hàng ngày của động vật là rất nhỏ, đặc biệt còn ít hơn 100mg/kg (các thành phần/1 triệu, Miller và cs, 1988).
Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 2 (Phần cuối)
Biofilm là một kết tập vi sinh bao gồm những tế bào dính lại với nhau và dính với bề mặt các vật vô sinh hay hữu sinh.