Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chọn Và Phối Giống Cho Lợn Nái Ngoại

Chọn Và Phối Giống Cho Lợn Nái Ngoại
Ngày đăng: 31/07/2013

1. Giống: Để có lợn nái tốt, bà con nên chọn giống lợn Yorkshire thuần hoặc con lai giữa Yorkshire và Landrace nuôi gây giống. 

Những giống lợn trên có ưu điểm: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa cao, chịu đựng tốt với khí hậu ở nước ta. Chọn những con nái hậu bị lúc 7, 8 tháng tuổi có trọng lượng 80 - 100kg. Lợn nái hậu bị tốt có đặc điểm sau: Dài đòn, mông vai nở, háng rộng, âm hộ xuôi, bốn chân thẳng khoẻ, ống chân to, có số vú từ 12 trở lên, núm vú rõ, cách đều, có lí lịch rõ ràng, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

2. Phối giống cho lợn nái

Thời điểm phối giống có ý nghĩa quan trọng, quyết định số con đẻ/lứa. Khi lợn động dục lần đầu ta nên bỏ vì trứng rụng ít, nếu lấy giống sẽ ít con, đến chu kỳ sau lấy giống bằng nhảy trực tiếp để lợn nái (lứa so) được kích thích tự nhiên dễ sai con. Những đợt sau (lứa rạ) dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho hiệu quả kinh tế cao. Chu kỳ lên giống (động dục) của lợn là 21 ngày, thời gian động dục của lợn nái biến động 3 - 5 ngày.

Thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái lai F1 và nái thuần thường là vào cuối ngày thứ 3 sang đầu ngày thứ 4. Thời điểm này thay đổi tuỳ từng con, do đó cần quan sát biểu hiện của lợn lên giống. Nếu âm hộ từ chỗ sưng đỏ chuyển sang héo dần, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra thì đó là thời điểm phối giống tốt nhất, nên phối giống vào lúc sáng sớm hay chiều mát, có thể phối 2 lần (sáng - chiều hoặc ngược lại). Nên phối các lợn đực giống cao sản: Duroc, Pietrain, Landrace để lợn thịt có tỷ lệ nạc cao 52 - 55% phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.

Tiêm phòng cho lợn nái vào thời điểm trước lấy giống 10 - 15 ngày hoặc tháng thứ 2, 3 khi mang thai. Trong thời gian mang thai tiêm mỗi lần 1 loại vác xin, tiêm mỗi loại vác xin cách nhau 7 - 10 ngày. Không tiêm vác xin tháng thứ nhất (gây chết thai) và tháng thứ 4 (gây sảy thai). Nên tiêm phòng định kỳ các loại vác xin: Dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn, sảy thai truyền nhiễm và đóng dấu.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc lợn nái mang thai Kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc lợn nái mang thai

Trong giai đoạn lợn mang thai nếu nguồn dinh dưỡng không đủ hay chất lượng dinh dưỡng kém đều ảnh hưởng tới quá trình mang thai cũng như lợn con

24/06/2020
Hướng dẫn tái đàn trong chăn nuôi lợn Hướng dẫn tái đàn trong chăn nuôi lợn

Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã giảm mạnh; nhiều địa phương đã qua 30 ngày và chưa có dịch tái phát; giá lợn hơi đang ở mức cao nhất

24/06/2020
Kinh nghiệm khắc phục lợn nái đẻ ít con Kinh nghiệm khắc phục lợn nái đẻ ít con

Không phải cứ nuôi lợn nái sinh sản là được bởi có những con mắn đẻ nhưng có những con lại sinh sản kém, ít con, chết lưu thai….

25/06/2020
Chăm sóc lợn nái sau khi sinh Chăm sóc lợn nái sau khi sinh

Thời kỳ này lợn nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình lợn nái và đàn lợn con cần 35 - 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ

26/06/2020
Kinh nghiệm chăm sóc lợn con sau sinh Kinh nghiệm chăm sóc lợn con sau sinh

Lợn con mới đẻ trong giai đoạn từ 3-5 ngày thường rất yếu, hay mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

29/06/2020