Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái
Để có lợn nái tốt, ta nên chọn giống lợn Yorkshire thuần hoặc con lai giữa Yorkshire và Landrace nuôi gây giống.
Sở dĩ chọn những giống lợn trên vì chúng có những ưu điểm sau: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta.
Những tiêu chuẩn để chọn nái tốt:
- Chọn những con nái hậu bị lúc 8 tháng tuổi có trọng lượng đạt 90-100kg.
- Dài đòn, mông vai nở, háng rộng, âm hộ xuôi.
- Bốn chân thẳng, khỏe, ống chân to.
- Có số vú từ 12 trở lên, có núm vú rõ, cách đều.
Đối với lợn giống và lợn nội địa muốn phối giống để có nhiều con, phải lưu ý những tiêu chuẩn sau.
1. Về tuổi lên giống (cấn đực) và phối giống:
- Lợn cỏ (ỉ, Móng Cái) lên giống lúc 3-4 tháng tuổi.
- Lợn lai (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu) lên giống lúc 6-7 tháng tuổi.
- Lợn giống thuần chủng (Yorkshire, Duroc) lên giống lúc 7-7,5 tháng tuổi.
Tuy là tuổi lên giống lần đầu như trên, nhưng khi phối giống muốn có nhiều con, ta nên bỏ chu kỳ lên giống đầu (nước đầu) mà phối giống (phủ nọc) vào chu kỳ 2. Vì lần lên giống đầu trứng rụng rất ít, nếu cho phối giống sẽ được ít con. Lợn tơ trứng rụng lần đầu trung bình 13,5+-2,1 trứng, lợn rạ mỗi lần lên giống trứng rụng bình quân 15,2+-2,2 trứng. Số trứng rụng này tùy thuộc vào giống lợn. Lợn rạ của một số giống lợn địa phương ở châu á có số trứng rụng bình quân 24-25 trứng/1 chu kỳ lên giống.
2. Về trọng lượng phối giống tốt nhất:
- Lợn cỏ (ỉ, Móng Cái): 45-50 kg.
- Lợn lai (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu): 70-80kg.
- Lợn giống (Yorkshire, Landrace, Duroc): 90-100 kg.
3. Về thời điểm phối giống tốt nhất.
Muốn cho nái đẻ nhiều con, ngoài chọn tuổi và trọng lượng lên giống, ta phải xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất. Một chu kỳ lên giống của lợn là 21 ngày. Khi lên giống, lợn có biểu hiện: ăn ít, bỏ ăn, buồn bực, kêu rên suốt ngày, phá chuồng, thường nhảy lên lưng những con khác; âm hộ sưng lớn hơn bình thường và có màu đỏ mạng. Nếu dùng hai tay ấn nhẹ lên lưng lợn nái thì nó sẽ đứng yên, hai tai vểnh lên (đối với nái nuôi con thường lên giống sau khi tách con hoặc tách đàn từ 1-7 ngày).
Thời gian động dục của lợn nái biến động từ 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp cho các loại lợn nái như sau:
- Đối với lợn nội: cuối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3.
- Đối với lợn ngoại và ngoại lai: cuói ngày thứ 3 sang đầu ngày thứ 4.
Thời điểm này có thể thay đổi tùy theo từng con, do đó cần phải quan sát biểu hiện của lợn lên giống. Nếu âm hộ từ chỗ sưng đỏ chuyển sang héo dần, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra thì đó là thời điểm phối giống tốt nhất (đậu thai nhiều nhất). Nên phối vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Có thể phối 2 lần (nhất là phương pháp thụ tinh nhân tạo), một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều hoặc ngược lại.
Đối với thụ tinh nhân tạo, nên chú ý không được dùng bơm tiêm đẩy mạnh tinh dịch vào âm hộ lợn mà nên kích thích từ từ để dạ con (tử cung) co bóp hút tinh dịch vào hai ống dẫn trứng (sừng tử cung).
Thức ăn cho lợn nái:
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu là tấm, cám, khô dừa. Có thể dùng cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con ăn, nhưng phải phối hợp khẩu phần khác nhau cho lợn nái mang thai và nuôi con. Vì ở giai đoạn mang thai từ 1-90 ngày nhu cầu dinh dưỡng cần ít hơn giai đoạn 90-114 ngày. Còn ở giai đoạn nuôi con thì nhu cầu dinh dưỡng cần cao hơn để tạo sữa.
Có thể thay tấm bằng ngô trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái mang thai. Nếu ngô có sẵn và rẻ hơn tấm.
Ở vùng trồng nhiều sắn, ta có thể dùng sắn cho lợn nái mang thai, nhưng trong khẩu phần thức ăn chỉ nên cho sắn vào thay tấm hoặc ngô với tỷ lệ từ 8-10% mà thôi, không nên đưa nhiều vì chất độc trong sắn có thể ảnh hưởng đến lợn con hoặc bào thai, gây chết thai.
Không nên cho lợn nái mang thai ăn liên tục như lợn nái nuôi con, mà phải ăn hạn chế một ngày 2-3kg thức ăn hỗn hợp trên và chia làm 2 lần, sáng ăn 1kg và chiều ăn 1kg. Mục đích để lợn nái không béo quá, nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng nuôi bào thai.
Lưu ý: Gần tới ngày lợn nái mang thai đẻ, ta cho ăn tăng thức ăn từ 3-3,5kg cách 3 ngày trước khi đẻ và còn 2kg cách 1 ngày trước khi đẻ. Trong ngày lợn đẻ, ta chỉ nên cho ăn rau xanh để lợn nái dễ đẻ và sữa ít căng, tránh được bệnh sốt sữa.
- Ngày lợn đẻ cho ăn cháo + ít muối + rau xanh.
- Ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1kg thức ăn hoặc ăn cháo tiếp.
- Ngày thứ 3 cho ăn khoảng 2 kg thức ăn.
- Ngày thứ 4 cho ăn khoảng 3kg thức ăn.
- Ngày thứ 5 trở đi cho ăn khoảng 4-6kg thức ăn/1 ngày.
Vitamin A, D, E rất cần cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con.
Như vậy nếu trong khẩu phần thức ăn không được bổ sung vitamin ADE hoặc premix vitamin có chứa ADE thì ta phải tiêm vitamin ADE bổ sung cho lợn nái.
Với các loại vitamin ADE (Mỹ, Canada) có trên thị trường (1cc ADE chứa: A 500.000UI, D75.000UI, E 50mg) thì mỗi con tiêm liều 2cc/1 tháng là đủ.
Nếu khẩu phần thức ăn đã bổ sung đủ hàm lượng vitamin ADE theo nhu cầu của lợn nái thì không cần tiêm bổ sung vitamin ADE.
Có thể bạn quan tâm
Năng suất của động vật và đa dạng di truyền - Phần 5 (Phần cuối)
Khi cai sữa ngày tuổi khác nhau thì trọng lượng có thể chênh lệch 2 thậm chí 3 lần. Phổ biến các quốc gia trên thế giới cai sữa vào khoảng 3~4 tuần tuổi khi trọng lượng heo con hơn 6 kg.
Gần đây với sự tiến bộ về di truyền khả năng tăng trưởng của heo liên tục được cải tiến. Năm 2009, Mavromichalis- chuyên gia dinh dưỡng cho heo con đã tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng heo con bằng sữa bột từ 10 đến 50 ngày tuổi. Và kết quả là heo 30 ngày tuổi đạt 15kg, 50 ngày tuổi đạt 32 kg. Kết quả này cao đáng ngạc nhiên, như nó cho thẩy khả năng đạt đến năng suất như báo cáo của nước Anh nói trên là có khả thi.
Dinh Dưỡng Của Cám Cho Heo Con Cai Sữa - Phần 2 (Phần cuối)