Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh

Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh
Ngày đăng: 10/10/2015

Không còn lo đi cõng nước

Khác với mấy năm trước, hiện gia đình chị Ma Khoan ở buôn Ka Đô Mới 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) không còn phải lo lắng về nguồn nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường…

Mở nhẹ van, vòi nước trắng xóa đổ ào ào ra chậu, chị Ma Khoan phấn khởi cho biết:

Chỉ cách đây mấy năm, nước sạch phục vụ sinh hoạt vào mùa khô là một thứ xa xỉ.

Gia đình chị cũng như gần 100 hộ trong buôn phải đi gánh nước ở một con suối cách nhà tới hơn nửa cây số.

Năm nào mùa khô hạn hán kéo dài, việc đi cả cây số để gùi từng thùng nước về dùng là chuyện cực nhọc.

Bởi vậy khi hay tin Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho vay vốn ưu đãi để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh, gia đình chị đề đạt nhu cầu và được vay 8 triệu đồng.

Với số tiền trên, hơn một nửa chị Khoan dành để đào giếng, phần còn lại xây nhà vệ sinh, nhà tắm… Khi được hỏi trước đây khi chưa có nhà vệ sinh thì sinh hoạt ra sao, Ma Khoan tủm tỉm cười thẹn thùng:

“Thì cứ ra vườn thôi, ban ngày thì chạy lên đồi… Bây giờ nghĩ lại thấy mất vệ sinh quá!”.

 

Cán bộ Ngân hàng CSXH Lâm Đồng xác minh công trình nước sạch và vệ sinh của hộ chị Ma Khoan (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương).

Cũng ở xã Ka Đô, gia đình chị Ma Hiên cũng vừa được Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho vay 16 triệu đồng để xây dựng 2 công trình nước sạch và vệ sinh. Ma Hiên chia sẻ:

“Trước đây gia đình mình cũng ít khi quan tâm đến vấn đề nước sạch vì theo tập quán, nước sinh hoạt bà con vẫn được lấy từ cái hồ trước nhà.

Dù gia đình mình có tới 6 người nhưng không có nhà vệ sinh, việc đi đại tiện bừa bãi gặp đâu hay đó”…

Cách đây ít tháng, cả nhà chị Hiên bị đau bụng đi ngoài, cán bộ y tế xác định nguồn nước gia đình sử dụng chính là thủ phạm.

Lúc ấy chị mới hiểu việc đi đại tiện bừa bãi không những ô nhiễm môi trường mà còn phát sinh mầm bệnh.

Chính vì vậy, chị đã quyết định vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân

"Từ nguồn vốn chính sách tín dụng này, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn của Lâm Đồng được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh  hiện đã tăng lên 81,2%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 58,4%...”.
Bà Nguyễn Thị Huệ

Tỉnh Lâm Đồng có trên 1,2 triệu dân nhưng hiện số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 4,13% - trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tới 10,76%. Đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nước sạch và công trình vệ sinh môi trường là những nhu cầu mang tích cấp bách của đời sống nhưng trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức.

Bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho biết, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm 2008 đến nay, Ngân hàng CSXH Lâm Đồng đã cho 40.000 lượt hộ dân vay vốn với số tiền gần 350 tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn này là hộ gia đình tại các xã chưa có công trình vệ sinh và nước sạch hợp chuẩn quốc gia.

Mỗi công trình được vay 6 triệu đồng, một gia đình được vay tối đa 12 triệu đồng. Các hộ vay tiền để xây dựng công trình này không phải thế chấp tài sản, thời hạn cho vay tới 60 tháng.

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng, Ngân hàng CSXH Lâm Đồng đã thành lập 147 điểm giao dịch xã tại 147 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Hàng tháng chi nhánh đều tổ chức giao dịch tại điểm giao dịch xã theo lịch cố định, kể cả ngày nghỉ…

Bà Nguyễn Thị Huệ cho biết thêm:

“Được sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh hợp chuẩn không những đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn; hình thành nếp sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường...”. 


Có thể bạn quan tâm

Phụ Phí “Đè” Thủy Sản Phụ Phí “Đè” Thủy Sản

Ngày 31-7, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết vừa ký văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) thủy sản về các loại phí phụ thu của các hãng tàu và cảng Cát Lái.

02/08/2014
Nông Dân Chịu Lép Nông Dân Chịu Lép

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu tháng 7 đến nay, giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng. Giá gạo được doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu mua vào từ 6.850 - 7.000 đồng/kg đối với giống IR 50404 (tùy chất lượng), tăng khoảng 100-150 đồng/kg so với mức giá tuần rồi.

17/07/2014
Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

02/08/2014
Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

17/07/2014
Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

17/07/2014