Không có chuyện phớt lờ dịch cúm gia cầm từ Mỹ
Ngày 16/10/2015, tại Hội thảo đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi tại Hà Nội, ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết từ cuối năm 2014, phía Mỹ đã thông báo đang có dịch cúm gà trên quy mô lớn.
Ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...đã dừng nhập khẩu thịt gà từ Mỹ.
Trong khi đó, tại Việt Nam, đến giữa tháng 5/2015 cơ quan quản lý mới có thông báo dừng nhập các sản phẩm từ gà của Mỹ.
Như vậy suốt nhiều tháng, các lô hàng thịt gà từ Mỹ vào Việt Nam vẫn không gặp bất kỳ trở ngại nào…
Về thông tin trên, trao đổi với PV, Cục Thú y cho biết, đã chủ động phòng ngừa, theo dõi sát sao và phản ứng rất kịp thời khi phát hiện dịch cúm gia cầm tại Mỹ có nguy cơ cao.
Cụ thể:
+ Đối với các ổ dịch cúm A/H5N8: Vào cuối tháng 12/2014 phía Hoa Kỳ mới phát hiện có virus cúm A/H5N8 trên chim ưng (Gyrfalcon) tại bang Washington, thông qua việc lấy mẫu giám sát dịch bệnh.
Sau đó, dịch bệnh cúm gia cầm cũng chỉ xảy ra ở một số đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ.
Tính đến ngày 8/5/2015, Mỹ cũng chỉ phát hiện có 22 ổ dịch cúm H5N8 (trong đó có 18 trường hợp trên chim hoang dã và 4 trường hợp trên gia cầm nuôi nhỏ lẻ).
Tổng số gia cầm trong đàn mắc bệnh là 259.207, số chết là 4.538 con, số tiêu hủy là 254.669 con.
Ổ dịch cuối cùng xảy ra ngày 8/5/2015 trên đàn gia cầm nhỏ lẻ 77 con nuôi lẫn gà, vịt, ngỗng tại bang Indiana.
+ Đối với các ổ dịch cúm A/H5N2: Từ tháng 1 đến tháng 5/2015, Hoa Kỳ đã phát hiện có nhiều ổ dịch cúm A/H5N2 tại các cơ sở nuôi gia cầm nhỏ lẻ trên nhiều loại như vịt, ngỗng, chim bồ câu, chim trĩ và cơ sở nuôi gà tây, gà đẻ trứng.
Nếu tính tất cả các ổ dịch cúm xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2015 thì tổng số gia cầm mắc bệnh, tiêu hủy là trên 15 triệu con.
Như vậy, tổng số gia cầm mắc bệnh, tiêu hủy trong thời gian qua của Hoa Kỳ chỉ khoảng 15,5 triệu con (cả chủng H5N8 và H5N2) và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số gia cầm rất lớn tại Hoa Kỳ.
Hằng năm, Hoa Kỳ sản xuất được trên 50 triệu tấn thịt gia cầm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 0,85 triệu tấn.
Hầu hết các nước đều ban hành lệnh tạm dừng nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến từ các bang đang có dịch cúm gia cầm của Hoa Kỳ từ sau tháng 4/2015.
Việt Nam tạm dừng bắt đầu từ ngày 1/5/2015 là sớm so với rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mặc khác, dịch cúm gia cầm xảy ra tại Hoa Kỳ chủ yếu là ở vịt, ngỗng, gà nuôi nhỏ lẻ và cơ sở nuôi gà lấy trứng, gà tây; trong khi đó Việt Nam chỉ nhập thịt đùi gà đông lạnh có nguồn gốc từ trang trại gà nuôi lấy thịt, đồng thời tại Hoa Kỳ các trang trại nuôi gà lại cách rất xa nhau và bảo đảm an toàn sinh học.
Do vậy, có thể khẳng định rằng thịt gà xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất an toàn đối với dịch bệnh cúm gia cầm và theo đúng quy định của OIE.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng một tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn tỉnh Bình Định giảm mạnh, sức tiêu thụ thịt gà thấp.
Nếu trước đây đi thăm các trang trại nuôi đà điểu, chúng tôi cảm nhận được kỳ vọng và niềm hân hoan của người dân khi thử sức với mô hình mới, vật nuôi mới, thì giờ đây bà con lại muốn bán thốc, bán tháo vì càng nuôi càng lỗ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các chuyên gia, giới doanh nghiệp 2 nước Việt Nam, Australia liên kết chặt chẽ, đóng góp ý kiến đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi các nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu và rất ít sản phẩm xuất khẩu nên khó cạnh tranh.
Ông Lê Văn Dũng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, có tình trạng thật giả lẫn lộn trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhưng công tác quản lý gặp khó khăn.