Không có chuyện phớt lờ dịch cúm gia cầm từ Mỹ

Ngày 16/10/2015, tại Hội thảo đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi tại Hà Nội, ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết từ cuối năm 2014, phía Mỹ đã thông báo đang có dịch cúm gà trên quy mô lớn.
Ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...đã dừng nhập khẩu thịt gà từ Mỹ.
Trong khi đó, tại Việt Nam, đến giữa tháng 5/2015 cơ quan quản lý mới có thông báo dừng nhập các sản phẩm từ gà của Mỹ.
Như vậy suốt nhiều tháng, các lô hàng thịt gà từ Mỹ vào Việt Nam vẫn không gặp bất kỳ trở ngại nào…
Về thông tin trên, trao đổi với PV, Cục Thú y cho biết, đã chủ động phòng ngừa, theo dõi sát sao và phản ứng rất kịp thời khi phát hiện dịch cúm gia cầm tại Mỹ có nguy cơ cao.
Cụ thể:
+ Đối với các ổ dịch cúm A/H5N8: Vào cuối tháng 12/2014 phía Hoa Kỳ mới phát hiện có virus cúm A/H5N8 trên chim ưng (Gyrfalcon) tại bang Washington, thông qua việc lấy mẫu giám sát dịch bệnh.
Sau đó, dịch bệnh cúm gia cầm cũng chỉ xảy ra ở một số đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ.
Tính đến ngày 8/5/2015, Mỹ cũng chỉ phát hiện có 22 ổ dịch cúm H5N8 (trong đó có 18 trường hợp trên chim hoang dã và 4 trường hợp trên gia cầm nuôi nhỏ lẻ).
Tổng số gia cầm trong đàn mắc bệnh là 259.207, số chết là 4.538 con, số tiêu hủy là 254.669 con.
Ổ dịch cuối cùng xảy ra ngày 8/5/2015 trên đàn gia cầm nhỏ lẻ 77 con nuôi lẫn gà, vịt, ngỗng tại bang Indiana.
+ Đối với các ổ dịch cúm A/H5N2: Từ tháng 1 đến tháng 5/2015, Hoa Kỳ đã phát hiện có nhiều ổ dịch cúm A/H5N2 tại các cơ sở nuôi gia cầm nhỏ lẻ trên nhiều loại như vịt, ngỗng, chim bồ câu, chim trĩ và cơ sở nuôi gà tây, gà đẻ trứng.
Nếu tính tất cả các ổ dịch cúm xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2015 thì tổng số gia cầm mắc bệnh, tiêu hủy là trên 15 triệu con.
Như vậy, tổng số gia cầm mắc bệnh, tiêu hủy trong thời gian qua của Hoa Kỳ chỉ khoảng 15,5 triệu con (cả chủng H5N8 và H5N2) và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số gia cầm rất lớn tại Hoa Kỳ.
Hằng năm, Hoa Kỳ sản xuất được trên 50 triệu tấn thịt gia cầm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 0,85 triệu tấn.
Hầu hết các nước đều ban hành lệnh tạm dừng nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến từ các bang đang có dịch cúm gia cầm của Hoa Kỳ từ sau tháng 4/2015.
Việt Nam tạm dừng bắt đầu từ ngày 1/5/2015 là sớm so với rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mặc khác, dịch cúm gia cầm xảy ra tại Hoa Kỳ chủ yếu là ở vịt, ngỗng, gà nuôi nhỏ lẻ và cơ sở nuôi gà lấy trứng, gà tây; trong khi đó Việt Nam chỉ nhập thịt đùi gà đông lạnh có nguồn gốc từ trang trại gà nuôi lấy thịt, đồng thời tại Hoa Kỳ các trang trại nuôi gà lại cách rất xa nhau và bảo đảm an toàn sinh học.
Do vậy, có thể khẳng định rằng thịt gà xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất an toàn đối với dịch bệnh cúm gia cầm và theo đúng quy định của OIE.
Related news

Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.