Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, việc triển khai thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những kết quả đáng khích lệ.
Bước đầu đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của nông dân. Các cấp chính quyền đều nhận thức được vai trò kinh tế quan trọng của cây hồ tiêu, và việc kịp thời chỉ đạo tổ chức phòng chống bệnh hại hồ tiêu.
Qua việc đi khảo sát thực tế các mô hình trồng hồ tiêu đạt hiệu quả cao và qua báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các hộ nông dân, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao các biện pháp kỹ thuật canh tác, vệ sinh, thiết kế vườn, chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu. Thứ trưởng cho rằng, những kinh nghiệm và sáng tạo của Bà Rịa Vũng Tàu cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương liên tục cập nhật kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới để bổ sung, sửa đổi các quy trình đã ban hành nhằm ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phân bón, thuốc BVTV tại vùng trồng hồ tiêu.
Bộ cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục BVTV tỉnh có hồ tiêu bị hại nặng để triển khai các mô hình phòng chống bệnh; tổ chức cho nông dân thăm quan, học tập các mô hình phòng chống bệnh hiệu quả; tổ chức in ấn poster, tờ rơi để các địa phương làm tài liệu tuyên truyền cho nông dân.
Related news
Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.
Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.
Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.
Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.