Khởi nghiệp từ 1 sào đất
Ông Trần Quốc Hưng (xã Đăk Tờ Re, H.Kon Rẫy, Kon Tum) đang sở hữu hơn 20 ha đất trồng khoai mì (sắn), cao su và 1 trang trại nuôi heo cho thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Nhưng ít ai biết rằng lão nông này khởi nghiệp chỉ với 1 sào đất.
Ông Hưng (59 tuổi) cho biết, năm 1999 ông từ Vĩnh Phúc vào Kon Tum lập nghiệp. Lúc bấy giờ ông chỉ có đủ tiền mua 1 sào đất lấy chỗ dựng nhà và canh tác. Thời gian đầu do thiếu vốn, không có đất sản xuất, gia đình ông gặp vô vàn khó khăn. Nhiều lúc khổ cực quá, vợ con ông Hưng một mực muốn trở về quê. Thế nhưng ông vẫn quyết bám trụ lại và tìm hướng đi mới.
Từ 1 sào đất trồng ngô, khoai, mì, ông Hưng tích cóp từng đồng, rồi vay mượn bạn bè, người thân, ngân hàng để mua đất mở rộng diện tích. Cứ sau mỗi mùa vụ thu hoạch, trả nợ ngân hàng xong còn bao nhiêu ông dồn vào mua đất để tăng dần diện tích.
Lúc bấy giờ, quanh nhà ông Hưng là những đồi cỏ rộng lớn. Tận dụng nguồn “tài nguyên” này, ông vay ngân hàng mua 12 con bò cái về chăn thả. Sau vài năm, số lượng bò đã tăng lên đến gần 50 con. Khi đồi cỏ bị thu hẹp dần, không còn nơi chăn thả, ông Hưng bán bò, lấy tiền mua đất trồng cao su, khoai mì. Sau nhiều năm cần mẫn làm ăn, gia đình ông đã có trong tay hơn 20 ha đất.
Năm 2016, ông Hưng xây trang trại nuôi thêm 40 con heo nái. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên đàn heo của gia đình ông cứ còi cọc; số heo nái cũng chết dần chỉ còn 24 con. Không nản lòng, ông tìm đến các trại heo có quy mô lớn để học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ông liên kết với một số công ty phân phối thức ăn gia súc để đàn heo được chăm sóc, kiểm dịch một cách tốt nhất.
Để phát triển lâu dài, ông Hưng đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng mô hình chuồng trại nuôi heo theo hệ thống phòng lạnh khép kín. Các khu trại đều có hệ thống lọc không khí và hệ thống làm mát, luôn giữ nhiệt độ ở khoảng 27 - 28oC. Ông Hưng cho biết: “Mô hình nuôi heo phòng lạnh này luôn đảm bảo tiệt trùng, giúp heo sinh trưởng và phát triển rất nhanh mà ít dịch bệnh. Ngoài ra, tôi còn xây dựng thêm hầm biogas để tận dụng nguồn năng lượng sử dụng trong sinh hoạt. Nhờ đó không gây ô nhiễm môi trường, không phát ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh”.
Đến nay, mỗi năm ông Hưng xuất chuồng khoảng 900 con heo thịt. Sau khi trừ tất cả chi phí, ông thu về khoảng gần 270 triệu. Ngoài ra, 20 ha đất với 8 ha cao su và 12 ha mì cũng đem lại cho ông thu nhập hơn 260 triệu đồng mỗi năm.
Ông Phạm Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Tờ Re, cho biết gia đình ông Hưng là một trong những gương điển hình sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Ngoài thu lợi ổn định, gia đình ông Hưng còn tạo thêm công ăn việc làm cho từ 5 - 7 lao động của xã.
Có thể bạn quan tâm
Việc khai thác thủy hải sản bằng phương tiện tận diệt đang khiến nguồn lợi thủy hải sản bị giảm sút nghiêm trọng.
Trồng na trên vùng đất sỏi đá, mỗi năm thu về gần 400 triệu đồng, anh Nguyễn Tấn Thạch (xã Kon Yang, huyện Kong Chro, Gia Lai) đang chứng minh cho nhiều người.
Sở hữu vườn na hoàng hậu rộng 2 ha, ông Nguyễn Văn Năm (65 tuổi, ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, H.Châu Thành, Đồng Tháp) ghép cành để bán cây giống thu lãi hơn 700tr