Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn
PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Đó là một trong những nội dung thảo luận tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vừa tổ chức.
Theo ông Toàn, thời gian qua Trường ĐH Cần Thơ đã cải tạo thành công giống lúa một bụi đỏ tại huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), nâng cao khả nặng chịu mặn của giống lúa này từ 6% lên 8%, lai tạo giống lúa CTUS1-4 có khả năng chịu mặn đầu vụ là 10%, chịu phèn, chịu mặn giỏi tại các tỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu...
“Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, đang chờ ký hợp đồng với các địa phương để được triển khai” - ông Toàn cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn, bất trắc khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là EHP.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, nghề nuôi tôm công nghiệp.
Qua tìm hiểu, tôm càng xanh có nguồn dinh dưỡng rất cao, được thị trường ưa chuộng hơn so với một số loại thủy sản nước ngọt khác, gia đình anh Phan Văn Phụng.
Một doanh nhân người Singapore đã phát triển một mô hình nuôi trồng thủy sản mới mà ông gọi là “mô hình nuôi dọc”
Sau thời gian thua lỗ với tôm, ông Định Vũ Hải, 48 tuổi, ở TP Bạc Liêu, chuyển sang nuôi ốc hương ứng dụng công nghệ cao, lãi tiền tỷ mỗi vụ.