Khởi Công Dự Án Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Trồng Thủy Sản
UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.
Thời gian triển khai thi công giai đoạn 1 của dự án trong vòng 490 ngày gồm các hạng mục đường giao thông kênh Lộ Quang xã Thuận Hưng và đường giao thông xã Long Trị từ trạm y tế đến cuối kênh Lái Hiếu. Tổng chiều dài 2 tuyến giao thông có kết cấu bê tông xi măng dày 16cm, mặt rộng 3,5m, chưa kể phần lề mỗi bên 0,5m là trên 12km, chi phí xây dựng gần 28 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Đây là dự án nhằm mục tiêu nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng thủy sản, giao thông phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường sinh thái trong vùng dự án, góp phần phục vụ công tác ngăn lũ, phòng chống lụt bão hàng năm trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).
Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.
Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.
Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.