Khoảng 1000 ha mía bị nhiễm rệp sơ bông trắng
Rệp sơ bông trắng trên cây mía ở Nghĩa Đồng - Tân Kỳ
Hiện nay cán bộ nông vụ các nhà máy đường đang hướng dẫn cho bà con nông dân bóc lá, phun trừ kịp thời những diện tích nhiễm rầy, đồng thời cắt những lá mía có ổ rệp sinh sôi để diệt trừ.
Đối với những ruộng nhiễm nặng, nhất thiết phải phun cả ruộng để diệt rệp.
Thời tiết âm u và có mưa vừa qua là điều kiện để rệp sơ bông trắng phát triển.
Một số thuốc đặc trị rệp xơ bông trắng trên thị trường hiện nay là Victory, Bassa, Gordra, Sutin.
Được biết chỉ hơn một tháng nữa là vào vụ ép mới của năm 2015 - 2016, tuy nhiên mía năm nay phát triển chậm do thời tiết cực đoan.
Có thể bạn quan tâm
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.
Đến xã Trung Thành (Vị Xuyên) những ngày này, trên hầu khắp các cánh đồng, màu xanh của lạc Xuân xen những ruộng ngô trở thành hình ảnh đầy ấn tượng. Vụ Xuân năm nay, toàn xã thực hiện gieo cấy 93 ha lúa, 140 ha ngô, 62,3 ha rau, đậu các loại nhưng có đến 227 ha lạc.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác thủy sản của các địa phương trên địa bàn Hải Phòng đạt gần 15 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.
Những năm qua, nhiều nông dân ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) chú trọng đa dạng hóa các mô hình kinh tế, đặc biệt tận dụng diện tích ao hồ, mặt nước khá lớn ở địa phương để đầu tư nuôi trồng thủy sản. Bước đầu, mô hình này cho thu nhập khá và hứa hẹn hiệu quả kinh tế lâu dài nếu được đầu tư đúng hướng.
Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn (Cần Thơ) nghe “tay anh chị” này hoàn lương cũng hiếu kỳ muốn tìm đến xem thử thực hư... rồi kết thân, trở thành mối lái mua bán, giúp anh biết thêm “món” cá chình...