Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt

Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt
Ngày đăng: 05/09/2015

Trộn đất đỏ vào khoai tây là hành vi “gian lận thương mại”

Trước tình trạng khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt, mới đây, UBND Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương này tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi “gian lận thương mại” đối với loại nông sản trên.

Khoai tây Trung Quốc "đội lốt" khoai Đà Lạt. Hình chụp tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.

Cụ thể, UBND yêu cầu Sở Công thương phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây nhập vào tỉnh không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng để xứ lý theo quy định.

Bên cạnh đó, Lâm Đồng yêu cầu xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ của Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đi tiêu thụ của một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi “gian lận thương mại” bán khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.

Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị các đơn vị liên quan cần nhanh chóng xây dựng tiêu chí nhận dạng khoai tây Trung Quốc với khoai Đà Lạt để thông báo rộng rãi đến người dân và các tiểu thương được biết.

Khoai tây Trung Quốc vẫn tràn chợ

Khảo sát của Một Thế Giới, tại các chợ ở TP.HCM như: chợ đầu mối Thủ Đức, chợ Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), chợ Tăng Nhơn Phú (quận 9), chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh)…. khoai tây Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan. Mức giá dao động tại các chợ lẻ này chủ yếu từ 15.000 – 25.000 đồng/kg.

Theo một số tiểu thương, nguyên nhân khiến khoai tây Trung Quốc tràn ngập chợ là do loại khoai này giá rẻ và hàng có đều suốt quanh năm, còn khoai tây Đà Lạt thường có giá cao hơn mà lại hiếm hàng. Thời điểm thu hoạch chính vụ của khoai tây Đà Lạt là trước và sau Tết Nguyên đán. Lúc đó giá khoai Đà Lạt chỉ trên dưới 10.000 đồng một kg, củ to, đẹp, sản lượng lớn nên chả ai đi làm giả hàng Trung Quốc thành khoai nội.

Vì vậy, trên thị trường, lâu nay xuất hiện tình trạng nhiều tiểu thương nhập khoai tây về, sau đó rửa sạch lớp đất đen của khoai tây Trung Quốc và phủ một lớp đất đỏ của Đà Lạt lên. Việc này đã diễn ra từ lâu song không thể cấm vì chủ hàng có đầy đủ giấy tờ xuất trình. Mặt khác, không thể nói việc “đội lốt” này là biểu hiện gian lận thương mại vì họ vẫn khẳng định đây là khoai tây Trung Quốc.

Trong khi đó, thông thường khi khách mua, các tiểu thương ở chợ đều cho biết loại khoai này là khoai tây Đà Lạt. Như vậy, với mác khoai tây Đà Lạt, giá của nông sản này tăng gấp 3 đến 4 lần. Trong khi đó, người mua thường khó phân biệt được đâu là khoai Trung Quốc, và đâu là khoai Đà Lạt bởi hình dáng bên ngoài nhìn rất giống nhau.

Cách phân biệt 

Để phân biệt khoai tây Trung Quốc, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã công bố đặc điểm nhận dạng bằng mắt thường cho người tiêu dùng được rõ.

Theo đó, với khoai tây loại da hồng, trong khi củ khoai Trung Quốc to, dài, kích thước đồng đều, vỏ dày, trên vỏ có các chấm li ti, mắt củ to, ruột khoai có màu vàng đậm, thì khoai tây Đà Lạt củ vừa phải, hình bầu dục hoặc tròn, ít đồng đều, vỏ mỏng nên dễ bị trầy, mắt củ ít và nhỏ, ruột có màu vàng nhạt.

Cách nhận diện tương tự đối với khoai tây da vàng. Tuy nhiên, ruột khoai tây da vàng Trung Quốc có màu trắng hơi ngả vàng, còn ruột khoai Đà Lạt có màu vàng, ươm. Nếu dùng ngón tay lướt trên bề mặt cắt ngang của khoai thì thấy khoai tây Trung Quốc nhiều nước, còn khoai Đà Lạt khô.

Bên cạnh đó, theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền, đặc điểm dễ nhận biết nhất là vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển.

Ngoài ra, khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, gần như tuyệt đối 10 củ như một, củ thường dài hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước. Một đặc điểm nữa để nhận biết là giống khoai của Trung Quốc có mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt.


Có thể bạn quan tâm

Chuyên canh nhãn Idor thu tiền tỷ mỗi năm Chuyên canh nhãn Idor thu tiền tỷ mỗi năm

Mô hình trồng nhãn Idor của ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1957) ở ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

28/07/2017
Nho giống thương hiệu Sáu Lang, kiếm vài tỷ đồng/năm Nho giống thương hiệu Sáu Lang, kiếm vài tỷ đồng/năm

Với 1.000m2 đất ươm trồng, mỗi năm vườn nho giống, nho cảnh của ông Nguyễn Trường Lang (phường Mỹ Hải - Ninh Thuận) cho thu nhập lên đến vài tỷ đồng

29/07/2017
Nông dân tiền tỷ: Lão nông bỏ sông lên bờ thành nông dân “3 tỷ” Nông dân tiền tỷ: Lão nông bỏ sông lên bờ thành nông dân “3 tỷ”

Sau hơn 15 năm lên bờ, Có một điều rất trân quý, khi đã trở nên giàu có, vợ chồng ông Thú không quên những người nghèo một thời lênh đênh sông nước với mình.

31/07/2017
Khởi nghiệp từ trang trại tổng hợp kiểm tỷ đồng/năm Khởi nghiệp từ trang trại tổng hợp kiểm tỷ đồng/năm

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nắm thời cơ cùng với quyết tâm vượt khó, anh Đào Văn Tạ mỗi năm, trang trại tổng hợp cho gia đình anh lãi gần 1 tỷ đồng.

01/08/2017
Người trồng lan bạch trinh biển đầu tiên, lãi 500 triệu đồng/năm Người trồng lan bạch trinh biển đầu tiên, lãi 500 triệu đồng/năm

Những ngày gần đây, tại ấp Phước Lợi B, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nhiều bà con nông dân đã đua nhau trồng cây lan bạch trinh biển

02/08/2017