Khoai môn bí đầu ra

Hai địa phương có diện tích trồng khoai môn lớn nhất ĐBSCL là huyện An Phú (An Giang) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Hiện người trồng khoai môn ở đây đang rơi vào cảnh thua lỗ nặng, vì không có đầu ra.
Ông Lê Văn Đào, trồng 8 công khoai môn ở xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú (An Giang) cho biết thời tiết năm nay thuận lợi nên năng suất khoai môn vụ hè thu đạt từ 3,5-4 tấn/1.000m2, cá biệt có nơi đạt 5 tấn/1.000m2.
Tuy nhiên, do giá khoai môn đang sụt giảm, chỉ bằng 1/4 mức giá cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân thua lỗ nặng. Hiện giá bán khoai tại ruộng chỉ có 3.000đ/kg, giảm hơn 10.000đ/kg so với năm 2014. Theo ông Đào, 8 công khoai của ông lỗ gần 40 triệu đồng.
Ở Đồng Tháp tình cảnh cũng tương tự. Theo thống kê của UBND xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, vụ hè thu 2015 toàn xã xuống giống 75ha khoai môn. Hiện nông dân mới thu hoạch được 6ha, số còn lại đang tiếp tục thu hoạch. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ đang bí.
Anh Trần Lê Duy Linh, cán bộ nông nghiệp xã Mỹ An Hưng A cho biết, khoai môn từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 5 - 6 tháng, củ nặng từ 0,5 -2kg/củ, nhưng hiện nay có đám ruộng để tới 7 tháng chưa thu hoạch vì thương lái không mua. Hiện giá khoai chỉ còn 3.000đ/kg.
Theo nhiều nông dân trồng khoai môn ở huyện Lấp Vò, nếu như trước đây thương lái mua khoai môn cả củ cái lẫn củ giáo (củ phụ đeo quanh củ khoai cái) thì hiện nay họ chỉ mua củ cái. Chị Trương Hồng Hoa cho biết, củ giáo chiếm 40 - 50% tổng sản lượng ruộng khoai. Giờ thương lái chỉ mua củ cái, giá thấp, đã lỗ càng lỗ thêm.
Ông Nguyễn Văn Tròn, thương lái thu mua khoai ở huyện Lấp Vò, nhận định: Nhiều năm nay khoai môn rất ít khi bị rớt giá, do thị trường Trung Quốc và Đài Loan ăn mạnh. Năm nay sản lượng tăng, song thị trường Trung Quốc ngưng mua khiến giá giảm nhiều.
Ông Nguyễn Minh Bửu, Trưởng trạm BVTV huyện An Phú cho biết sản lượng khoai năm nay tăng hơn nhiều so với các năm trước, do năm ngoái người dân trúng giá nên nhiều người bỏ lúa trồng khoai.
Related news

Không chỉ sản phẩm từ các thương hiệu lớn của Nhật và các nước châu Âu vốn đã khẳng định vị thế, mà các tên tuổi đến từ các nước ASEAN cũng đang “đổ bộ” mạnh mẽ vào thị trường Việt.

Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã ưu tiên chọn ba giống lúa gồm Jasmine, lúa thơm và nếp đặc sản để xây dựng thương hiệu.

Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn diễn ra tràn lan do các biện pháp chế tài chưa đủ nghiêm, thậm chí ít nhiều còn dung dưỡng cho các hành vi phạm pháp, theo thông tin từ một cuộc gặp gỡ báo chí ở Đồng Nai ngày 22-10.

Sắp tới trên địa bàn TPHCM sẽ xuất hiện một thương hiệu sữa mới là Sữa tươi Củ Chi của Hợp tác xã sản xuất – chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, Củ Chi, TPHCM.
Kubota Huệ Minh cam kết: “Sản phẩm bán ra đảm bảo chất lượng – nếu có bất kỳ vấn đề gì khách hàng sẽ được hoàn lại tiền”.