Khó Xây Dựng Thương Hiệu Gạo
“Tôi thấy một cảm giác rất đặc biệt trong ngày hôm nay” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nói.
Sau khi nghe ý kiến của nhiều nông dân đến tham dự phiên điều trần của Ủy ban Kinh tế về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh ngày 31-12, ông Cao Đức Phát đã nói như vậy.
Điều khá đặc biệt tại phiên điều trần đúng vào ngày cuối năm 2014 là sự xuất hiện của 30 nông dân cùng đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng các đại biểu Quốc hội.
Thua trên sân nhà với gạo không thương hiệu
Sao lại bỏ lúa trồng ngô?
Phát biểu tại buổi điều trần, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định VN chỉ nên tập trung vào những cây, con thế mạnh của mình chứ không phải cái gì cũng làm.
“Chúng tôi có nghe nói rằng VN làm lúa xuất khẩu hơn 3 tỉ USD nhưng cũng bỏ ra 3 tỉ USD để mua ngô, đậu tương. Tại sao không bỏ lúa trồng ngô? Tôi xin trả lời là khi trồng lúa tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn thì tại sao lại phải bỏ lúa trồng ngô, trồng đậu tương trong khi chúng ta mua rẻ hơn” - ông Phát nói.
Là một điển hình trong việc liên kết “bốn nhà” tham gia chuỗi sản phẩm nông nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn - tổng giám đốc Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) - cho biết AGPPS đang gặp khó khăn trong việc phát triển sản xuất lớn hơn, bởi cách làm ăn trực tiếp với từng bà con nông dân đã đến giới hạn.
“Cần tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí cho doanh nghiệp và bà con nông dân. Thay vì một cán bộ “ba cùng” quản lý 50-100 ha như hiện nay, mô hình HTX có quy mô 500-1.000 ha chỉ cần mộtcán bộ “ba cùng” - ông nói.Là một điển hình trong việc liên kết “bốn nhà” tham gia chuỗi sản phẩm nông nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn - tổng giám đốc Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) - cho biết AGPPS đang gặp khó khăn trong việc phát triển sản xuất lớn hơn, bởi cách làm ăn trực tiếp với từng bà con nông dân đã đến giới hạn.
Dù muốn tổ chức mạng lưới bán lẻ gạo với chất lượng đảm bảo, có thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý nhưng ông Thòn cho biết sợ không cạnh tranh được với mạng lưới những thương buôn tự do, bởi doanh nghiệp phải nộp thuế VAT 5% trong khi những người buôn bán nhỏ không phải nộp thuế.
“Với VAT 5%, giá gạo tăng thêm 500-1.000 đồng/kg khiến chúng tôi không thể bán gạo ra thị trường được. Mà không xây dựng được thương hiệu gạo để cạnh tranh với hệ thống bán lẻ, đặc biệt là Thái Lan, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà” - ông Thòn nói.
Ông Thòn khẳng định nếu giải quyết được vấn đề thuế VAT, từ nay đến năm 2018 AGPPS có thể tổ chức được hệ thống bán lẻ tiêu thụ khoảng 300.000 tấn gạo/năm và nâng lên 500.000-1.000.000 tấn gạo/năm vào năm 2020.
Trao đổi tại buổi điều trần, ông Cao Đức Phát cho biết sẽ “nghiêm túc ghi nhận, nghiên cứu sâu để giải quyết”. Riêng chính sách thuế, theo ông Phát, là vấn đề lớn nhưng ghi nhận để báo cáo với Chính phủ, Chính phủ báo cáo với Quốc hội.
Lùi thời hạn thực hiện nghị định về cá tra
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Du Lịch về việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra than là “sẽ chết” nếu từ ngày 1-1-2015 áp dụng nghị định 36, trong đó có điều khoản quy định về xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê với độ ẩm không quá 83% và tỉ lệ mạ băng là 10%, ông Cao Đức Phát cho rằng quy định này là cần thiết để nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm cá tra - đặc sản của VN.
“Nhưng trước tình trạng nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm kiếm khách hàng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nên ngày 30-12 tôi đã báo cáo với Chính phủ và được chấp thuận lùi thời gian thực hiện các quy định trên đến hết ngày 31-12-2015” - ông Phát cho biết.
Liên quan đến tiến độ triển khai chính sách ưu đãi trong gói 16.000 tỉ đồng cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, ông Phát cho biết đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý cơ bản nhất cùng các mẫu tàu để bà con tham khảo.
“Các địa phương đã nhận đăng ký, rà soát để đảm bảo ngay từ những con tàu đầu tiên được đóng phải đảm bảo chất lượng, hỗ trợ đúng đối tượng. Đến nay một số địa phương đã có danh sách hỗ trợ, đã ký được những hợp đồng tín dụng. Và trong quý 1 này sẽ có nhiều bà con ngư dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đóng tàu” - ông Phát nói.
Cũng tại buổi điều trần, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết đã có văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp cận đối với các địa phương, tiếp cận các chủ tàu đã được phê duyệt để tiến hành thủ tục cho vay.
Tuy nhiên, đến nay mới có khoảng 40 chủ tàu đề xuất tiến hành các thủ tục vay vốn, trong đó khoảng 20 chủ tàu đã hoàn tất thủ tục vay.
Việc chậm trễ này là do mẫu tàu chưa phong phú, đến nay mới chỉ có mẫu tàu sắt, còn các mẫu tàu vật liệu khác chưa được công bố; ngư dân chưa có thói quen đóng tàu vỏ sắt...
Có thể bạn quan tâm
Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.
Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.
Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.
Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.
Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.