Phát điện từ khí sinh học

Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, 2 năm qua, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã hỗ trợ xây dựng 2.900 công trình khí sinh học (biogas).
Giai đoạn 2014-2018 hỗ trợ không hoàn lại với số tiền 3 triệu đồng/công trình, Ngân hàng NN - PTNT cho vay 80% giá trị công trình với lãi suất thấp hơn lãi hiện hành, ngày càng cuốn hút người chăn nuôi tham gia.
Hiệu quả của công trình khí sinh học là giải quyết tốt ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng khí sinh học để đun nấu trong gia đình.
Đối với những trang trại chăn nuôi lớn, nếu đầu tư thêm máy phát phát điện vận hành bằng khí sinh học giảm đáng kể chi phí sử dụng điện lưới quốc gia.
Ông Bùi Thế Minh, ấp Long Thạnh, xã Long An (huyện Châu Thành) đã hơn 10 năm cung cấp máy phát điện bằng khí sinh học cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia súc cho biết:
"Ở Tiền Giang hiện có trên 30 máy phát điện chạy bằng khí sinh học do chính tôi lắp đặt cho các chủ trang trại.
Hộ chăn nuôi khoảng 100 con heo xây hầm biogas 26,5 m3 là đủ khí sinh học vận hành máy nổ kéo mô tơ 3 kW phát điện liên tục 24/24 giờ.
Đầu tư máy phát điện bằng khí sinh học (khoảng 36 triệu đồng) sẽ giảm chi phí điện lưới từ 30 - 40% tùy theo cách vận hành.
Bảo quản tốt sử dụng khoảng 20 năm thì người chăn nuôi tăng thêm lợi nhuận đáng kể".
Ông Huỳnh Thanh Nông, kỹ thuật viên Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Tiền Giang cho biết: "Dự án đang phát huy hiệu quả, giúp nhiều địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Dự án được triển khai nhanh là do có 18 kỹ thuật viên được trang bị tốt kiến thức, thường xuyên được tập huấn nâng cao chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm về khí sinh học.
Tất cả các công trình đều được kỹ thuật viên đến kiểm tra, giám sát, nghiệm thu.
Ngoài ra, với hơn 32 đội thợ xây công trình khí sinh học và 5 đội lắp đặt khí sinh học composite tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm đã đẩy nhanh được tiến độ thực hiện.
Tất cả các công trình đều được đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, vận hành tốt và được bảo hành từ 1 - 3 năm".
Ông Nguyễn Thanh Cẩn, GĐ Sở NN-PTNT kiêm GĐ BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Tiền Giang cho biết, dự án được thực hiện đến cuối năm 2018 gồm 4 hợp phần:
Quản lý chất thải chăn nuôi; tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và quản lý dự án.
Từ tháng 4/2014 đến nay hợp phần quản lý chất thải được triển khai thực hiện được 1.018/2.900 công trình khí sinh học thuộc dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp.
Dự án đã tổ chức tập huấn vận hành công trình khí sinh học, giám sát xây và lắp đặt công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo chất lượng; quản lý chất thải chăn nuôi an toàn; xây dựng các mô hình trình diễn trang trại chăn nuôi và nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ chăn nuôi các bon thấp cho nông dân.
Dự án còn tập huấn đào tạo cán bộ khuyến nông, nông dân chủ chốt làm hạt nhân thúc đẩy, đưa công nghệ SX các bon thấp vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nghề chụp mực và lưới vây tuyến lộng cho hiệu quả sản xuất cao trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu vụ cá nam đến nay. Đây cũng là 2 kiểu đánh bắt chính được nhiều ngư dân đầu tư phương tiện, mở rộng ngư trường hoạt động trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.

Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…

Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.

Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.