Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Rau An Toàn Ở Hà Nội

Khó Mở Rộng Mạng Lưới Tiêu Thụ Rau An Toàn Ở Hà Nội
Ngày đăng: 01/07/2012

Theo điều tra mới nhất của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tại Hà Nội, phần đông người tiêu dùng chấp nhận mua rau an toàn (RAT) với mức giá cao hơn rau thường từ 10% đến 20%, thậm chí đến 50%. Tuy nhiên, mạng lưới tiêu thụ RAT trên thị trường chưa được xây dựng ổn định và bền vững.

Tỷ lệ tiêu thụ thấp

Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng bộ môn Chính sách chiến lược, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (ISARD), khu vực nội thành Hà Nội tập trung hơn 2,4 triệu người, với nhu cầu tiêu thụ rau khoảng 1.500 tấn/ngày. Mặc dù diện tích sản xuất RAT của Hà Nội đã được mở rộng nhưng sản lượng mới chỉ đáp ứng khoảng 14% nhu cầu. Thực tế, theo khảo sát của Sở NN&PTNT Hà Nội, RAT được tiêu thụ qua hợp đồng rất ít mà hầu hết nông dân tự tiêu thụ qua các tiểu thương. Trong số lượng RAT được tiêu thụ theo đơn đặt hàng thì có đến 70 - 75% cung cấp cho khách hàng lớn là các bếp ăn của bệnh viện, trường học, DN… còn lượng RAT tiêu thụ qua kênh bán lẻ tại các siêu thị, cửa hàng chỉ chiếm 25 - 30%.

Hiện Hà Nội có 22 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT nhưng số lượng quá nhỏ so với nhu cầu. Đã có một số doanh nghiệp (DN) thực hiện liên kết với nông dân trong sản xuất, song kinh nghiệm và sự đầu tư cho khai thác thị trường chưa tốt nên chưa mở rộng được sản xuất. 

Dù số lượng RAT chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng song việc tiêu thụ RAT gặp rất nhiều khó khăn vì người dân chưa có niềm tin vào sản phẩm khi thực tế còn có sự nhập nhèm giữa RAT và rau đại trà. Bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật nhận định, do chưa có quy định bắt buộc người trồng rau, kinh doanh rau phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên khi phát hiện mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu quá quy định cũng không thể truy xuất nguồn gốc để xử lý nơi sản xuất. Dù Hà Nội đã gắn nhãn nhận diện cho RAT nhưng mới ở diện tích nhỏ tại Văn Đức, huyện Gia Lâm và vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Hình thành mạng lưới tiêu thụ bền vững

Theo kết quả nghiên cứu về thương mại RAT tại Hà Nội do IPSARD, Viện Rau quả trung ương và chuyên gia Bộ Công thương phối hợp tổ chức, tiến hành tại 50 cơ sở kinh doanh tại các quận nội thành của Hà Nội cho thấy người kinh doanh RAT Hà Nội rất mong muốn mở rộng mạng lưới tiêu thụ RAT. Mặc dù số cơ sở sản xuất xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh RAT chiếm khoảng 48,98%, chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp trong sản xuất RAT đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, có tới 62% cơ sở nhận thấy chủng loại RAT hiện đang được bày bán còn nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu thay đổi các loại rau của người tiêu dùng nên cần tập trung phát triển thêm sản phẩm mới....

Để hỗ trợ cho các điểm bán RAT, UBND TP Hà Nội đã điều chỉnh, bổ sung một số điểm vào đề án sản xuất và tiêu thụ RAT. Trong đó, yêu cầu Sở Công thương xây dựng chợ đầu mối về tiêu thụ RAT trên địa bàn TP, bố trí hệ thống bán lẻ RAT ở khu vực nội thành. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội bố trí 80 - 90 điểm bán RAT trong hệ thống bán lẻ của mình; mỗi quận, huyện, thị xã bố trí từ 10 đến 12 điểm bán RAT trên địa bàn. Chi cục BVTV cũng đã tiếp nhận đề xuất của một số DN về mở rộng mạng lưới tiêu thụ RAT tại các trường học, khu chung cư. Sở NN&PTNT đã cho thành lập sàn giao dịch bán buôn nông sản an toàn để cung cấp các thông tin về sản phẩm này thông qua các giao dịch tại sàn bán buôn trực tuyến và trung tâm giao dịch bán buôn...

Tuy nhiên, để xúc tiến thương mại RAT tại Hà Nội, cần xây dựng và phát triển thương hiệu RAT đủ mạnh để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đặc biệt cần minh bạch hóa thị trường RAT để tạo điều kiện cho các DN và cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT chân chính yên tâm sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định. Chú trọng đẩy mạnh thương mại điện tử trong kinh doanh RAT để giúp cho người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc mua rau hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm

27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu 27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu

27 tuổi, anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đang sở hữu gần 60 con trâu, trị giá tiền tỷ.

22/02/2014
Được Mùa Bắp Nếp Được Mùa Bắp Nếp

Tại bãi biền có tên gọi Bạc Hà thuộc thôn Khúc Lũy (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn) nông dân đang hối hả thu hoạch bắp nếp. Ông Bùi Văn Long – một người dân địa phương hồ hởi: “Mấy ngày nay vợ chồng tôi cứ quần quật ở ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt để thu hái bắp nếp cung ứng cho bạn hàng.

19/03/2014
Nghề Cắt Lá... Ra Tiền Và Những Nhát Kéo Tiền Triệu Nghề Cắt Lá... Ra Tiền Và Những Nhát Kéo Tiền Triệu

Chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh.

22/02/2014
Tái Cơ Cấu, Hướng Đến Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Tái Cơ Cấu, Hướng Đến Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

Năm 2014, Đại Lộc lập kế hoạch, tập trung nhiều giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm để hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

19/03/2014
Nỗ Lực Chống Hạn Nỗ Lực Chống Hạn

Cả huyện Đại Lộc có 5 hồ chứa và 9 đập dâng nhỏ cấp nước tưới cho 453,2ha lúa. Hiện tại, các công trình hồ chứa cơ bản vẫn đủ nước cho mùa vụ, riêng một số hồ đập như Chấn Sơn (Đại Hưng) và Cây Xoay (Đại Hồng) không đủ khả năng giải quyết nước tưới đến cuối vụ.

19/03/2014