Khẩu Phần Ăn Cho Dê

- Nhu cầu dinh dưỡng: Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:
- Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.
- Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg
Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein...
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày (MJ/ngày) của dê được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…
- Nhu cầu protein hàng ngày (DCP) của dê cũng được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…
- Khẩu phần: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê, căn cứ theo thể trọng, khả năng sinh trưởng phát triển, SX và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê.
Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng suất sữa khác nhau (kg/con/ngày):
Thành phần thức ăn | Dê 30kg cho 1 lít sữa | Dê 40kg cho 1,5 lít sữa | Dê 50kg cho 2 lít sữa |
Cỏ lá xây xanh | 3,0 | 4,0 | 4,5 |
Lá cây họ đậu | 1,0 | 2,0 | 2,5 |
TĂ hỗn hợp (14-15% Protein) | 0,3-0,4 | 0,6-0,7 | 0,9-1,0 |
Có thể bạn quan tâm

Đây là một bệnh phổ biến ở dê nước ta, đặc biệt là các đàn dê ở các tỉnh trung du và miền núi. Dê non từ 1-4 tháng tuổi mắc bệnh nặng hơn dê trưởng thành với triệu chứng ỉa chảy nặng.

Hông rộng và nghiêng đảm bảo cho dê có bầu vú gắn chặt vào phần bụng, những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau vú; khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú.

Bệnh thường xuyên xảy ra trong đàn dê, cừu khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm (cuối thu sang đông) hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối xuân sang hè). Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê, cừu non, làm chết với tỷ lệ cao, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Trước và sau khi sử dụng dụng cụ thú y cần rửa, sát trùng cẩn thận. Phải tẩy bỏ đi các chất bẩn, máu bám dính trong dụng cụ rồi tráng lại bằng nước sạch. Cách sát trùng đơn giản là luộc trong nước sôi các dụng cụ thú y trong nước sạch khoảng 15-20 phút. Nếu có điều kiện thì dùng nồi hấp tiệt trùng. Sau khi sát trùng xong thì lấy vải hay khăn sạch quấn lại bảo quản cẩn thận cho đến khi sử dụng.