Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Nuôi Dê Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Nuôi Dê Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Ngày đăng: 13/12/2011

Để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương pháp chăn nuôi đóng vai trò quyết định. Vì vậy phải chọn cách nuôi nào cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân, cơ sở chăn nuôi.

Nuôi dê thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi dê phổ biến ở những nơi không có điều kiện chăn thả, nhưng lại có khả năng đầu tư thâm canh cao, gần các đô thị, thị trường tiêu thụ... Với phương thức này dê được nuôi nhốt, đầu tư thâm canh tại chuồng là chủ yếu.

Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh phải phong phú và đa dạng, đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng cho dê bao gồm các loại thức ăn tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng như đạm, đường, muối khoáng, vi lượng và sinh tố...; thức ăn thô xanh như lá cây, cỏ tự nhiên hoặc trồng cỏ voi, cỏ sả, các loại lá cây giàu đạm như cây kẹo dậu, thân, ngọn, lá mía và các phụ phẩm nông nghiệp... đều là nguồn thức ăn tốt cho dê.

Việc quản lý đàn dê và công tác nhân giống được tiến hành theo cá thể dễ dàng trên cơ sở theo dõi, ghi chép kết quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của đàn giống.

Nuôi dê bán thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến và phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Dê được nuôi theo kiểu chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực quanh nhà, hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả.

Ngoài các loại cây lá tự nhiên mà dê kiếm được khi chăn thả vào ban đêm, dê cần được cung cấp bổ sung một lượng thức ăn tinh hỗn hợp nhất định như: đạm, muối, khoáng... và cỏ, lá, phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

Việc quản lý đàn và công tác nhân giống dê cũng được tiến hành theo cá thể. Phương thức này được áp dụng để nuôi dê kiêm dụng sữa, thịt.

Nuôi dê quảng canh

Đây là phương thức nuôi dê phổ biến ở những vùng trung du và miền núi hoặc những nơi đất đai rộng rãi, có nhiều cỏ, cây... Dê được nuôi chăn thả hoàn toàn theo bầy đàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lọc  những loại thức ăn tự nhiên phong phú và đa dạng... Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm một lượng thức ăn nhất định tại chuồng vào ban đêm như: thức ăn tinh hỗn hợp, tấm cám ngũ cốc các loại, khoai, sắn, củ quả các loại... thức ăn bổ sung đạm (xác sắn, bã đậu, hèm bia rượu...), muối, khoáng và cỏ, lá, phế phụ phẩm nông nghiệp khác...

Nuôi dê theo phương thức chăn thả quảng quanh cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về giống, chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc... thấp hơn nhiều, nên hiệu quả kinh tế cao. Việc quản lý đàn và công tác nhân giống dê theo cá thể. Phương thức này áp dụng để nuôi dê lấy thịt. v


Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê.

13/12/2011
Nuôi Dê Sữa Nuôi Dê Sữa

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

13/01/2012
Kỹ Thuật Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Dê Kỹ Thuật Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Dê

Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.

28/08/2012
Vệ Sinh Cho Đàn Dê Vệ Sinh Cho Đàn Dê

Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho dê phát triển tốt, điều cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại.

29/08/2012
Đặc Điểm Dê Bách Thảo Đặc Điểm Dê Bách Thảo

Về nguồn gốc và theo phân loại động vật, dê Bách Thảo cũng thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ móng chãn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), loài dê (Capra hircus), giống dê Bách Thảo.

31/01/2013