Khẩu Phần Ăn Cho Dê
- Nhu cầu dinh dưỡng: Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:
- Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.
- Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg
Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein...
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày (MJ/ngày) của dê được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…
- Nhu cầu protein hàng ngày (DCP) của dê cũng được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…
- Khẩu phần: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê, căn cứ theo thể trọng, khả năng sinh trưởng phát triển, SX và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê.
Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng suất sữa khác nhau (kg/con/ngày):
Thành phần thức ăn | Dê 30kg cho 1 lít sữa | Dê 40kg cho 1,5 lít sữa | Dê 50kg cho 2 lít sữa |
Cỏ lá xây xanh | 3,0 | 4,0 | 4,5 |
Lá cây họ đậu | 1,0 | 2,0 | 2,5 |
TĂ hỗn hợp (14-15% Protein) | 0,3-0,4 | 0,6-0,7 | 0,9-1,0 |
Related news
Bệnh ghẻ là một bệnh mãn tính thuộc nhóm bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy quanh năm và thường bùng phát mạnh vào mùa Đông xuân khi khí hậu ẩm ướt,
Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa.
Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp
Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, mức độ chướng
Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ gây tổn thương.