Khảo Sát Vùng Trồng Rau Theo Công Nghệ Nano Sinh Học

Ngày 2-11, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Sanh đã tổ chức đoàn khảo sát tình hình trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, đại diện Công ty TNHH Begreen (TP. Hồ Chí Minh). Chuyến khảo sát nhằm lựa chọn vùng đất phù hợp để có hướng đầu tư trồng rau theo công nghệ nano sinh học.
Đoàn đã tham quan mô hình trồng rau an toàn của gia đình ông Nguyễn Văn Đoan tại ấp Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành và một số mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới tại xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ. Tại đây đoàn đã gặp gỡ trao đổi với các hộ dân trồng rau về kỹ thuật, phân bón, giá cả thị trường. Hầu hết các hộ trồng rau đều thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học. Tuy nhiên, giá tiêu thụ rau tại vườn còn chênh lệch rất nhiều so với giá thị trường, do vậy lợi nhuận thu được của người trồng rau thấp.
Đại diện Công ty TNHH Begreen đánh giá khu vực trồng rau xã Tân Hải có chất đất và nguồn nước tốt, đủ điều kiện xây dựng mô hình trồng rau theo công nghệ nano sinh học Begreen…. Áp dụng theo mô hình này, năng suất rau đạt hơn 2 tấn/1000 m2/ lứa rau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chất lượng rau tốt, bảo đảm an toàn, giá bán cao nên lợi nhuận thu được có thể đạt đến 350 triệu đồng/1000m2/năm (tăng gấp 10 lần so với cách trồng rau thông thường). Đại diện Công ty TNHH Begreen cho biết, công ty rất mong muốn được phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo công nghệ nano sinh học. Trước mắt, công ty sẽ bảo đảm đầu ra cho khoảng 10 ha trồng rau theo công nghệ này tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.