Khảo Sát Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lồng Bè
Ngày 15-10-2014, ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có chuyến khảo sát mô hình nuôi cá rô phi lồng bè của Công ty Cổ phần thủy hải sản An Phú, tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.
Theo đại diện Công ty, đây là mô hình nuôi đầu tiên tại Bến Tre có qui mô lớn, áp dụng kỹ thuật mới với mật độ 40 con/m2, dự kiến nuôi khoảng 6 tháng thì thu hoạch. Do Công ty đã có nhà máy chế biến xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp nên đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách có 25 bè nuôi cá điêu hồng tại Thị trấn, 18 bè nuôi cá ba sa, cá chim trắng tại Long Thới.
Được biết, Sở NN&PTNT vừa nhận văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản về việc chuẩn bị điều kiện sản xuất và cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất lượng dành cho vụ nuôi năm 2015. Năm 2014, diện tích nuôi cá rô phi toàn quốc khoảng 20 ngàn héc-ta, sản lượng 120 ngàn tấn.
Cá rô phi đang có thị trường tiêu thụ tốt trong nước và xuất khẩu. TP. Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Thanh Hóa đã xuất khẩu cá rô phi vào thị trường Mỹ, EU đem lại giá trị cao. Năm 2015, kế hoạch nuôi khoảng 21 ngàn héc-ta, sản lượng 130 ngàn tấn, nhu cầu giống lên tới 500 triệu con.
Tổng cục Thủy sản đề nghị các tỉnh quản lý tốt chất lượng giống, xác định nhu cầu giống hàng năm, thống kê tình hình sản xuất giống, nuôi cá rô phi thương phẩm để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tại Bến Tre, Sở NN&PTNT đã qui hoạch lại diện tích nuôi, khu vực nuôi cá lồng bè và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá nước ngọt với hình thức lồng bè.
Related news
Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thuộc Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp tỉnh, từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp giống lúa tốt cho bà con nông dân trong tỉnh. Vụ chiêm xuân năm nay, ngoài nhận 18ha sản xuất lúa giống, Trại Giống còn cùng với nông dân sản xuất lúa giống với diện tích 100ha.
Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện ở Phú Thọ đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.
Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.
Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.
Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.