Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.
Qua thực tế cho thấy, cây mắc ca phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại Khánh Sơn, không cần nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, tỷ lệ cây sống đạt cao. Trên diện tích 1 ha trồng được hơn 300 cây, có thể trồng xen với cà phê. Cây mắc ca bắt đầu ra quả sau 4-5 năm xuống giống, năng suất trên 1 tấn/1ha và tăng dần trong những năm tiếp theo; cây cho quả kéo dài 60-100 năm.
Hiện tại trên thị trường 1 kg mắc ca có giá khoảng 200.000 đồng, cao gấp 5 lần cà phê. Hiện nay huyện Khánh Sơn chuẩn bị triển khai thực hiện đề án trồng cây mắc ca tại các xã, thị trấn, với diện tích ban đầu khoảng 3 ha. Dự kiến đến tháng 7/2014, Phòng Nông nghiệ[ & Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn sẽ tổ chức cấp cây giống cho bà con. Hiện tại, cây mắc ca mới được trồng ở một số khu vực tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên và đã cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nếp Phú Tân (An Giang) là một trong 4 mô hình được Chính phủ đồng ý cho vay để thực hiện thí điểm. Chuỗi được triển khai trong bối cảnh nông sản tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều người rất kỳ vọng vào mô hình này. Tuy nhiên, qua 2 vụ thực hiện, doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Theo Sở NN- PTNT Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật trong tháng 4/2015 giảm 20% so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.

Sáng 27-4, tại cơ quan phía Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức hội thảo về phương pháp ghép chồi cho cây điều nhằm đánh giá quá trình khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Hiệp hội điều Việt Nam tại vườn điều ghép của 3 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".